Chính trị

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

>> Bài 2: Thắt chặt tình đoàn kết nơi biên viễn

Video: Những người con mang dòng máu Việt đang dựng xây bản làng và vun đắp tình đoàn kết trên đất nước hoa Chăm Pa (Lời bài hát Sen hồng Chăm Pa).

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Vùng đồi núi và các bản ven biên giới huyện Khăm Cợt, tỉnh Bôlykhămxay (nước CHDCND Lào) là nơi các nhóm cư dân Việt lựa chọn để sinh cơ lập nghiệp cách đây hơn 40 năm. Được người dân Lào thương yêu, che chở, những người mang dòng máu Việt đã vượt qua khó khăn, từng bước xây dựng cuộc sống mới trên đất nước Triệu Voi.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Dẫu những người con mang trong mình dòng máu Việt giờ đã quen uống nước dòng Nậm Pao, Nậm Ngán và quen ăn cơm tẻ, củ sắn, bắp ngô trồng trên cánh đồng Na Hạt, Na Pê, Thoọng Pẹ... nhưng họ luôn kể cho nhau nghe về cội nguồn của mình. Mỗi lời kể, mỗi câu chuyện đều lắng đọng như những thước phim quay chậm ngược thời gian, thấm đẫm nước mắt về những ngày đầu trên đất bạn.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Những ngọn núi, dòng sông của huyện biên giới Khăm Cợt đã chở che, nuôi dưỡng những dòng máu Việt.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Theo câu chuyện kể của ông Nguyễn Khắt (SN 1959, ở bản Thoọng Pẹ), cách đây chừng 70 năm, ở Làng Chè, xã Sơn Kim 2 (huyện Hương Sơn) đói nghèo và thường xuyên bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nên có một nhóm người đã vượt dãy Trường Sơn sang huyện Khăm Cợt.

Khi chưa kịp dừng chân, họ đã bị quân Pháp đóng ở bản Na Hạt phát hiện, truy đuổi, chỉ còn lại cậu bé chừng hơn 10 tuổi (ông nội của ông Nguyễn Khắt) may mắn sống sót do được một người Lào tốt bụng ở bản Na Pê xin tha chết do còn quá nhỏ. Nhờ sự chở che, nuôi dưỡng của những người Lào tốt bụng, gia đình ông Nguyễn Khắt giờ đã qua 5 thế hệ với gần 50 nóc nhà, hàng trăm nhân khẩu.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Ông Tít Viêng Kiêng Thà Vì thắp hương tưởng nhớ những người trong gia tộc đã mất vì đói rét, loạn lạc trong những ngày đầu ly hương.

Đến với đất nước Lào 40 năm, dù cuộc sống nay đã sung túc, con cháu đề huề, nhưng trong ký ức của bà Vừ Y Hùo (55 tuổi, ở bản Thoọng Pẹ) vẫn không quên những tháng ngày khốn khó trước đây. Bà Hùo nhớ lại: “Chúng tôi theo cha mẹ di cư từ xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) sang Lào để tìm kiếm nơi có nhiều nương rẫy, lắm muông thú sinh sống.

Những ngày đầu sang đây, núi rừng hoang vu, cuộc sống tạm bợ, ăn không lúc nào đủ no, áo quần không có mặc, đau ốm thường xuyên, thiếu thốn đủ bề... Rất may mắn, chúng tôi đã được chính quyền giúp đỡ, đồng bào bản địa xem như người thân, được nhường nương, cho phát rẫy, san sẻ khó khăn nên cuộc sống dần ổn định”.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Ám ảnh về những năm tháng đói kém trước đây, bà Vừ Y Hùo (đứng bên trái) luôn nhắc nhở con cháu phải chăm lo ruộng đồng, chịu khó làm ăn để cuộc sống mỗi ngày thêm phần sung túc.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Nhớ về cố hương, cụ Vừ Lìa Tu (82 tuổi, ở bản Thọong Pẹ) chỉ biết lặng lẽ lục tìm những ký ức xa xăm, lượm lặt những bức ảnh cũ mờ, vuốt ve những kỷ vật đã phủ bụi thời gian.

Những người Việt lưu lạc qua đây người gần nhất cũng đã 40 năm, người lâu nhất đã gần 100 năm; quê quán chủ yếu ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh) và Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn (Nghệ An). Mỗi gia tộc, nhóm di cư đến miền đất biên cương Khăm Cợt đều phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, khó khăn trước cảnh rừng thiêng nước độc. Những người Lào tốt bụng, nghĩa tình đã giúp họ vượt qua khó khăn, vun đắp thêm tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt - Lào mãi mãi cùng nối vòng tay Xa Ma Khi (đoàn kết).

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Dòng máu Việt ở phía Tây đỉnh phân thủy Keo Nưa đang như cây rừng giữa đại ngàn Trường Sơn, không ngừng lan tỏa bằng cách ngày càng sâu rễ, bền gốc, phân cành, đẻ nhánh .

Theo các già làng, trong 9 bản ở khu vực biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay hiện có đến 6 bản có người Lào gốc Việt sinh sống và đều ở huyện Khăm Cợt, gồm các bản: Thoọng Pẹ, Na Pê, Na Hạt, Na Mương, Na Thòn, Na Ka Đốc. Giờ đây, những dòng máu “thuần Việt” ngày một ít nhưng bầu máu nóng ấy đang lan tỏa muôn nơi, mạnh mẽ như cây tre, cây vầu giữa đại ngàn Trường Sơn kỳ vỹ. Thông qua các cuộc hôn phối với những người con của các dân tộc Lào, dòng máu Việt đã không ngừng phát triển sang thế hệ sau, tựa như những dòng suối mát trong chảy mãi không dừng về dòng Nậm Pao, Nậm Ngán, Nậm Na Hương...

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Sau những tháng ngày vất vả, khó khăn, cuộc sống của vợ chồng già làng Pà Hử Lỳ - Y Chò (ở bản Thoọng Pẹ) ngày càng sung túc, đủ đầy. Cách đây gần 1 năm, gia đình gốc Việt thế hệ thứ nhất này mới cất thêm ngôi nhà 2 tầng to nhất bản. Xung quanh khuôn viên ngôi nhà này còn có 4 căn nhà kiên cố, 3 chiếc ô tô sang trọng là tài sản của đại gia đình. Đây vừa là thành quả của 40 năm lao động không ngưng nghỉ của cả gia đình, vừa là quả ngọt được kết tinh từ tình đất, tình người nơi biên giới. Giờ đây, ngoài việc mang nặng ân tình của người bản địa thì họ cũng đã xem Thoọng Pẹ là quê hương của mình.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Già làng Pà Hử Lỳ vẫn luôn nhắc nhở con cháu về nguồn cội, kể cho thế hệ sau nghe về công ơn của Bác Hồ, của đại tướng Võ Nguyên Giáp và tình bạn lớn của hai dân tộc.

Già làng Pà Hử Lỳ (66 tuổi) chia sẻ: “Xa quê hơn nửa đời người, cuộc sống ngày càng đủ đầy và chúng tôi đã xem đất nước Lào là quê hương, nhưng những người xa xứ như chúng tôi vẫn luôn mang nỗi nhớ khôn nguôi về nguồn cội.

Vì vậy, trong cuộc sống và sinh hoạt vẫn còn lưu giữ nhiều nét “thuần Việt” như: treo ảnh Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong nhà, làm ban thờ tổ tiên ở nơi trang trọng, thắp hương ngày đầu tháng, tổ chức ăn tết Nguyên đán hằng năm; chôn cất người qua đời (người bản địa thường hỏa táng); cúng giỗ người đã khuất. Chúng tôi còn mang họ và tên Việt Nam, ăn cơm bằng đũa hoặc thìa, ở nhà xây kiên cố, thậm chí là nhà tầng (người bản địa ở nhà sàn); dạy trẻ con nói tiếng Việt với những người thân quen…”.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Bức tranh bản biên giới Thọong Pẹ nồng ấm, bình yên và ngày càng khởi sắc.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa
Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Không chỉ có gia đình ông Pà Hử Lỳ mà với đức tính cần, kiệm, lam lũ, biết vun vén cho tương lai, chăm lo cho con cái, những người mang dòng máu Việt ở bản Thoọng Pẹ cũng đang ngày đêm chung tay cùng đồng bào nơi đây dệt nên bức tranh ấm no, sung túc. Từ đói nghèo, lạc hậu, gần 400 hộ dân với hơn 2.700 cư dân (trong đó có khoảng 40% người Lào gốc Việt) đã cùng nhau thi đua lao động sản xuất, mở mang nghề phụ để tăng thu nhập, cải thiện bữa ăn, xây dựng nhà cửa, mua sắm tiện nghi. Hầu như bà con ở đây từ lâu không còn cảnh thiếu đói, con cái được đến trường, sức khỏe được chăm lo, chất lượng cuộc sống được cải thiện...

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Na Pê - bản của người Lào gốc Việt đang bừng sáng trong sắc nắng mùa thu.

Ở bản Na Pê, gia đình ông Phu Phong (62 tuổi) được xem là khá giả nhất vùng với nhà cửa khang trang, có 2 xe ô tô, con cháu đông đúc và được ăn học đến nơi đến chốn. Sở hữu 2 ha ruộng, 5 ha rẫy, chăn nuôi 20 con trâu, hàng trăm con gia cầm, lại có kinh nghiệm sản xuất nên gia đình người Mông gốc Việt này lương thực luôn đầy kho, mâm cơm luôn đủ đầy thịt cá. Ông Phu Phong đã xem Na Pê là quê hương thứ hai, bà con các dân tộc Lào là đồng bào nên không ngừng chung tay, góp sức để xây dựng miền biên viễn này ngày thêm khởi sắc.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Vợ chồng ông Tiết Viêng Kiêng Thà Vì tranh thủ dệt những tấm khăn Piêu để sắp tới mang về Việt Nam tặng người thân.

Ông Tít Viêng Kiêng Thà Vì - Trưởng bản Na Pê phấn khởi: “Hiện nay, bản đã thuộc diện giàu có nhất huyện Khăm Cợt với đường sá to đẹp, nhà cửa kiên cố (khoảng 40% hộ có nhà 2 tầng), các công trình phúc lợi khá khang trang. Cuộc sống đoàn kết, ấm no lan tỏa khắp 250 nóc nhà với 1.371 cư dân (trong đó, khoảng 93% dân số có cội nguồn từ Làng Chè, xã Sơn Kim 2) với những bữa ăn ngon, mặc quần áo đẹp, 90% gia đình có tiện nghi hiện đại, 10% số hộ có ô tô (có những nhà 2-3 chiếc)...”.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Anh Thongkhai Khammavong - Chánh Văn phòng huyện Khăm Cợt thông tin: “Huyện Khăm Cợt có 62 bản với diện tích 2.383 m2, dân số 76.679 người. Trong số này có 6 bản giáp biên giới Hà Tĩnh, ước có khoảng 700 hộ với gần 5.000 nhân khẩu có mang trong mình dòng máu Việt (chủ yếu là từ thế hệ thứ 2 đến thứ 5) đang chung sống hòa thuận với các cư dân Lào Lùm, Lào Thơng, Lào Sủng. Họ là những người luôn đi đầu trong mọi hoạt động, biết chia ngọt sẻ bùi với những người xung quanh, có ý thức xây dựng quê hương, có cuộc sống khấm khá hơn mặt bằng chung (thu nhập bình quân khoảng 30-35 triệu kíp/người/năm, tương đương khoảng 35-39 triệu đồng). Họ đã góp công lớn trong việc xây dựng các bản vùng biên ngày càng đi lên, trong đó có những nơi trở thành tốp đầu của huyện, của tỉnh”.

Những người con của đất nước Triệu Voi mang dòng máu Việt (bài 1): Khăm Cợt ấm tình, đậm nghĩa

Huyện Khăm Cợt có 6 bản giáp biên giới Hà Tĩnh, ước có khoảng 700 hộ với gần 5.000 nhân khẩu có mang trong mình dòng máu Việt.

Ông Pả Súc Chu Ma La Vong - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Khăm Cợt cho biết: “Người dân gốc Việt đang sinh sống ở các bản ven biên giới huyện chúng tôi từ lâu đã xem xứ sở hoa Chăm Pa là quê hương của mình. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Lào nói chung, huyện Khăm Cợt nói riêng luôn ưu ái, chăm lo cho họ và các dân tộc Lào anh em cũng xem họ là đồng bào máu thịt của mình. Chúng tôi đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích, chăm lo, hỗ trợ để giúp bà con làm ăn, sinh sống thuận hòa và có nhiều đóng góp cho quê hương Khăm Cợt, cho đất nước Lào và Việt Nam”.

Thiết Kế: Thành Nam

Chủ đề 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào

Đọc thêm

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.