Chính trị

Tân Chủ tịch nước và kỳ vọng của nhân dân

Chiều 23/10, với đa số phiếu, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được bầu làm Chủ tịch nước. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là sự lựa chọn của lịch sử, "hợp ý Đảng, lòng dân".

-----------------------------------------------------

15h15 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc lời tuyên thệ trước Quốc hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và hàng trăm đại biểu tại hội trường đã vỗ tay chúc mừng tân Chủ tịch nước.

"Tôi nói thực là vừa mừng vừa lo. Mừng vì được Quốc hội và nhân dân tin cậy yêu mến, lo làm thế nào hoàn thành tốt nhất trọng trách của mình trước đất nước" - Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước Quốc hội ngay sau khi tuyên thệ.

Tân Chủ tịch nước và kỳ vọng của nhân dân

Sau sự kiện Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, nhiều chuyên gia, học giả cho rằng đây là cuộc tái hiện lịch sử sau 67 năm.

Nhà báo Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, khẳng định việc Tổng bí thư làm Chủ tịch nước không phải là câu chuyện mới. Tháng 2/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng. Người làm song trùng hai nhiệm vụ từ 1951 đến khi mất.

Tân Chủ tịch nước và kỳ vọng của nhân dân

"Trong 18 năm đó, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước bước qua muôn vàn khó khăn, từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến những giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Có thể thấy, hoạt động của Đảng, Nhà nước trong thời gian đó hết sức mạnh mẽ và tốt đẹp", nhà báo Nhị Lê nhìn nhận.

Theo ông Lê Quang Vĩnh, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nhìn rộng ra toàn thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền luôn là người đứng đầu chính phủ hoặc là nguyên thủ quốc gia hoặc cả hai.

"Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước nên hiểu là việc tự nhiên, hợp ý Đảng, lòng dân. Đây là việc tự nhiên trong đời sống chính trị của các nước trên thế giới", ông Vĩnh nói.

Là người từng tham gia 5 khóa của Ban chấp hành Trung ương, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cũng đánh giá việc Tổng bí thư làm Chủ tịch nước là phương án tốt nhất và hợp lòng dân.

"Từ sau khi Bác Hồ mất năm 1969 đến nay, do nhiều yếu tố, điều kiện, chúng ta thôi không thực hiện nữa. Khi có cơ hội, chúng ta thực hiện việc Tổng bí thư làm Chủ tịch nước là rất tốt", ông Vũ Mão phân tích.

Chia sẻ với Zing.vn, một nhà ngoại giao phương Tây tại Việt Nam đánh giá việc Tổng bí thư được giới thiệu làm Chủ tịch nước là động thái cho thấy sự nhất quán trong chính sách đối ngoại lẫn đối nội của Việt Nam.

Tân Chủ tịch nước và kỳ vọng của nhân dân
Tân Chủ tịch nước và kỳ vọng của nhân dân

Ông Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, quê xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội; là giáo sư, tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng). Ông bảo vệ phó tiến sĩ ngành khoa học lịch sử ở Liên Xô năm 1983 và được Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư năm 2002.

Ông là Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII; Ủy viên Trung ương Đảng liên tục 6 khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; Đại biểu quốc hội các khóa XI, XII, XIII.

Từ năm 1963 đến 1967, ông là sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó còn học tại Học viện Hành chính (1973 - 1976) và Viện Hàn lâm Khoa học Nga (1981–1983).

Ông có nhiều năm công tác ở Tạp chí Cộng sản và giữ chức Tổng biên tập từ tháng 8/1991 đến tháng 8/1996.

Từ 8/1996 đến 2/1998, ông làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Từ 2/1998 đến 1/2000, ông được giao nhiệm vụ Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.

Tháng 8/1999 đến 4/2001, ông làm Thường trực Bộ Chính trị.

Từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2006, ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội và sau đó giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII.

Tháng 1/2011, ông được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Bí thư Quân ủy Trung ương. Đến tháng 1/2016, tại Đại hội XII của Đảng, ông tiếp tục được bầu giữ chức Tổng bí thư.

Với việc đắc cử chức danh Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành vị lãnh đạo trải qua 3 chức danh chủ chốt, gồm Chủ tịch Quốc hội (từ 6/2016 đến 7/2011), Tổng bí thư (từ 1/2011), Chủ tịch nước (từ 23/10/2018)

Tân Chủ tịch nước và kỳ vọng của nhân dân
Tân Chủ tịch nước và kỳ vọng của nhân dân

Từ nhiều năm qua, phòng chống tham nhũng là khát vọng của toàn dân mà trách nhiệm cao nhất thuộc về các lãnh đạo Đảng, nhà nước. Trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi dấu ấn đậm nét trong cuộc chiến chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng với hai từ khóa "lò nóng" và "củi tươi".

Tổng bí thư khẳng định uy tín của mình bằng sự nhất quán giữa lời nói và hành động. Ông đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử hàng loạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp được dư luận quan tâm như vụ Hà Văn Thắm, vụ Phạm Công Danh, Huỳnh Thị Huyền Như, các vụ án liên quan đến PVC; đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm toán, xử lý các dự án đầu tư thua lỗ, kéo dài.

Ngày 31/7/2017, tại phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng bí thư nói: “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu”.

Năm 2017 kết thúc với sự kiện bắt giam ông Đinh La Thăng. Việc sai phạm của những lãnh đạo cấp cao cũng bị đưa ra xét xử cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực đã "không có vùng cấm" và "tắm rửa từ đầu trở xuống", được nhân dân ủng hộ.

Nhiều học giả, chuyên gia cho rằng sở dĩ những chỉ đạo chống tham nhũng của Tổng bí thư tạo thành phong trào sâu rộng một phần vì bản thân ông là tấm gương thực sự liêm chính trong cả công việc và đời sống.

Theo nhà báo Nhị Lê, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội tụ một cách dung dị và sinh động hình ảnh một người Việt Nam: Khiêm cung, nhân hòa, bao dung.

"Đảng cương" và Quốc pháp là công cụ, là nền tảng căn cơ để đồng chí Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước thực thi trọng trách của mình. Người đứng đầu quốc gia, đứng đầu Đảng sẽ chủ động hơn, các bộ máy được tiếp tục đổi mới, tinh giản, liên thông, trực tiếp, hoạt động hiệu lực hiệu quả, giúp các đồng chí lãnh đạo hoàn thành trọng trách", ông Nhị Lê kỳ vọng.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.