Chính trị

Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào? Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào? Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Câu 64: Ban bầu cử đại biểu Quốc hội được thành lập như thế nào?

Ban bầu cử đại biểu Quốc hội được thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội để trực tiếp phụ trách công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại đơn vị bầu cử đó.

Chậm nhất là ngày 14 tháng 3 năm 2021 (70 ngày trước ngày bầu cử), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp phải ra quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội một Ban bầu cử đại biểu Quốc hội.

Ban bầu cử đại biểu Quốc hội có từ 9 đến 15 thành viên gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.

Danh sách Ban bầu cử đại biểu Quốc hội phải được gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Câu 65: Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thành lập như thế nào?

Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp (tỉnh, huyện, xã) được thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp tương ứng để trực tiếp phụ trách công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 tại đơn vị bầu cử đó.

Chậm nhất là ngày 14 tháng 3 năm 2021 (70 ngày trước ngày bầu cử), Ủy ban nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 13 thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 11 thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ 7 đến 9 thành viên. Ban bầu cử gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.

Danh sách Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì phải được gửi đến Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp với Ủy ban bầu cử đó nhằm bảo đảm thực hiện công tác chỉ đạo, tổ chức bầu cử và kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương.

Câu 66: Người tham gia làm thành viên Ban bầu cử này có được đồng thời tham gia kiêm nhiệm thành viên Ban bầu cử khác nữa không?

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định rõ thành phần tham gia các Ban bầu cử phải có đại diện của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tương ứng với từng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan khác.

Luật không quy định thành viên của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội không thể đồng thời là thành viên của Ban bầu cử khác mà chỉ có quy định về những trường hợp không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử, trong đó bao gồm các Ban bầu cử (nếu là người thuộc danh sách ứng cử tại đơn vị bầu cử thuộc phạm vi phụ trách của Ban bầu cử đó). Do đó, tùy tình hình nhân sự và thực tiễn của địa phương, các cơ quan nói trên có thể xem xét, phân công người thích hợp tham gia vào các Ban bầu cử, bảo đảm đầy đủ thành phần theo quy định của Luật.

Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Cử tri xem xét danh sách ứng cử viên ĐBQH và HĐND các cấp. Ảnh: internet

Câu 67: Ban bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có chung những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.

2. Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.

3. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu.

4. Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử.

5. Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

7. Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp.

8. Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh; chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng cấp.

9. Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).

Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào? Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào? Ban bầu cử các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.