Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào sửa đổi Hiến pháp

(Baohatinh.vn) - Các ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh kỳ vọng, việc sửa đổi Hiến pháp góp phần hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn để tạo bộ máy thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (diễn ra từ ngày 5/5 - 27/6) được đánh giá là kỳ họp lịch sử về công tác lập pháp. Ngoài việc xem xét, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, nội dung trọng tâm tại kỳ họp này là góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp). Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ, bài bản của cơ quan chủ trì soạn thảo, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã nhận được sự tán thành của 100% ĐBQH có mặt tại nghị trường.

bqbht_br_f33d8b823ba88ff6d6b9.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia cho biết: “Sửa đổi Hiến pháp nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Lần sửa đổi này cũng là cơ sở hiến định cho việc sắp xếp cơ quan của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn”.

bqbht_br_d36f98af0085b4dbed94.jpg
Đại biểu Trần Đình Gia đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Tham gia thảo luận về dự thảo, đại biểu Trần Đình Gia đã đưa ra đề xuất liên quan đến chỉ định các chức danh áp dụng một lần trong thời điểm sắp xếp, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Theo đó, đại biểu đồng tình với quy định trường hợp đặc biệt cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu HĐND giữ các chức danh lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp. Tuy nhiên, cần quy định rõ trường hợp đặc biệt và điều kiện để áp dụng các trường hợp đặc biệt này; quy trình chỉ định và thời gian giữ chức danh của nhân sự không phải đại biểu HĐND; quy định rõ việc chỉ định các chức danh này chỉ áp dụng một lần trong thời điểm giao thời do sắp xếp, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Đồng tình với dự thảo, Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 (đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh) cho rằng, các nội dung sửa đổi của dự thảo đã xem xét các yếu tố mang tính vĩ mô, dài hạn và đáp ứng yêu cầu bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Các quy định đối với thành lập, giải thể, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính (ĐVHC) phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Đại biểu Hà Thọ Bình đề nghị dự thảo cần quy định “các ĐVHC của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ĐVHC dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” để phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Cán bộ Sở Tư pháp thảo luận về các nội dung mới của dự thảo nghị quyết sửa đổi Hiến pháp.

Cán bộ Sở Tư pháp thảo luận về các nội dung mới của dự thảo nghị quyết sửa đổi Hiến pháp.

Trao đổi về dự thảo, đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị xem xét cụm từ “điều lệ” của MTTQ Việt Nam, của mỗi tổ chức tại Điều 9. Theo đại biểu, về bản chất, điều lệ văn bản nội bộ do chính tổ chức ban hành, quy định chi tiết về mục tiêu, nguyên tắc, hoạt động, cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của thành viên…; đồng thời điều lệ thường được xây dựng dựa trên khuôn khổ pháp luật, tức là không được trái với Hiến pháp và các quy định pháp luật hiện hành.

Trong suốt quá trình thảo luận về dự thảo nghị quyết sửa đổi Hiến pháp, các ĐBQH đoàn Hà Tĩnh đã tích cực, chủ động nghiên cứu, tham vấn góp ý của các sở, ngành, địa phương cùng chuyên gia. Từ đó, giúp tiếp thu được các ý kiến khách quan, đa chiều để tham gia nội dung có chất lượng, chiều sâu được các cơ quan thẩm tra tiếp thu, làm cơ sở để sửa đổi Hiến pháp một cách toàn diện, thực sự là hành lang pháp lý vững chắc, sẵn sàng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.

Bà Trần Thị Minh (tổ dân phố 7, phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đóng góp ý kiến về dự thảo nghị quyết sửa đổi Hiến pháp trên ứng dụng VNeID.
Bà Trần Thị Minh (tổ dân phố 7, phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đóng góp ý kiến về dự thảo nghị quyết sửa đổi Hiến pháp trên ứng dụng VNeID.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia khẳng định: “Trọng tâm của sửa đổi Hiến pháp là sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp, thiết lập nền tảng pháp lý tạo sự ổn định, thống nhất để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trên cơ sở đó, mỗi ĐBQH đoàn Hà Tĩnh đã phát huy vai trò đại biểu dân cử, góp phần nâng cao công tác lập pháp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân tỉnh nhà. Sau khi nghị quyết sửa đổi Hiến pháp được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn, sắp xếp về tổ chức, cán bộ, ban hành các văn bản có liên quan để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”.

Chủ đề Góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đọc thêm

Sứ mệnh trên chặng đường mới

Sứ mệnh trên chặng đường mới

Trở thành binh chủng truyền thông mạnh sau hợp nhất, Báo Hà Tĩnh - cơ quan truyền thông chủ lực của tỉnh hội tụ đầy đủ các loại hình báo chí và các nền tảng số hiện đại. Hành trình mới đang mở ra với cơ quan báo Đảng vào thời điểm đặc biệt khi báo chí cách mạng nước nhà tròn 100 năm hình thành và phát triển.
[Quiz] Đơn vị cấp xã có bao nhiêu biên chế sau sắp xếp?

[Quiz] Đơn vị cấp xã có bao nhiêu biên chế sau sắp xếp?

Chính phủ sẽ căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp và trên cơ sở đề xuất của địa phương để xây dựng tiêu chí bố trí biên chế cán bộ, công chức xã theo vị trí việc làm và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận ra báo chí là công cụ quan trọng, cần phải dùng báo chí để lên án thực dân và thức tỉnh đấu tranh.
Ghi nhận công tác vận hành tại các xã mới ở Hà Tĩnh trong ngày đầu

Ghi nhận công tác vận hành tại các xã mới ở Hà Tĩnh trong ngày đầu

Sau mỗi nội dung thử nghiệm, các địa phương đã tổ chức họp rút kinh nghiệm với sự tham gia của cán bộ, công chức các xã, phường mới trên địa bàn. Cùng với 12 xã, phường được lựa chọn thử nghiệm, các địa phương còn lại cũng tập trung cao cho công tác chuẩn bị, sẵn sàng các điều kiện để vận hành bộ máy mới từ 1/7.