Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh
Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Nhà báo Nguyễn Khắc Hiển sinh năm 1944 trong một gia đình có truyền thống văn hóa ở xã Đức Lĩnh, Đức Thọ, nay là huyện Vũ Quang. Năm 1961, học hết lớp 7, ông xung phong vào bộ đội và được điều vào bảo vệ giới tuyến Vĩnh Linh. Những ngày này, ông đã khởi nghiệp viết tin, bài cho các báo…

Giữa năm 1963, ông được cử đi học sĩ quan ở Sơn Tây, sau đó được điều về Đoàn 32. Năm 1967, cấp trên điều chuyển ông sang Ban Tuyên huấn sư đoàn chuyên trách mảng tuyên truyền - văn hóa, văn nghệ. Năm 1972, Tổng cục Chính trị lại điều động ông làm biên tập viên của Tạp chí Quân đội nhân dân (nay là Tạp chí Quốc phòng toàn dân).

Năm 1988, từ nhà báo quân đội, ông được chuyển về Báo Nghệ Tĩnh, phụ trách tờ “Nghệ Tĩnh chủ nhật”. Cùng các đồng nghiệp, ông đã làm cho tờ “Nghệ Tĩnh chủ nhật” đổi mới về hình thức lẫn nội dung, có tiếng vang trong dư luận cả nước. Tháng 9/1991, tách tỉnh Nghệ Tĩnh, ông làm phóng viên, biên tập viên Báo Hà Tĩnh và là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Tĩnh phụ trách nghiệp vụ. Với tư tưởng đổi mới, nhận rõ những điểm yếu và thiếu của đội ngũ người làm báo, ông đã đề xuất mở các lớp đại học báo chí tại chức cho hơn 100 phóng viên, quan tâm nhiều hơn đến kiến thức nghiệp vụ cho hội viên…

Cũng chính trong giai đoạn này, tác phẩm: “Những đồng đội của tôi” đạt giải A Báo Quân đội Nhân dân (1994) và giải C Giải Báo chí toàn quốc do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức (1995). Năm 1996, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng biên tập Báo Hà Tĩnh, rồi Tổng Biên tập Báo Hà Tĩnh (1999 -2004). Mấy chục năm trui rèn trong đạn bom và gian khó, ông luôn lấy phẩm chất chính trị, bản lĩnh người làm báo Đảng làm tôn chỉ cho hoạt động nghề nghiệp cũng như định hướng giáo dục, quản lý cán bộ, phóng viên. Ông đã cùng Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên xây dựng Báo Hà Tĩnh vững mạnh như ngày hôm nay.

Tháng 10/2004, nhà báo Khắc Hiển được nghỉ hưu và chuyển sang làm Trưởng Đại diện Báo Nhà báo và Công luận tại Bắc miền Trung. 18 năm nghỉ hưu, ông gặt hái 32 tác phẩm đạt giải báo chí của tỉnh và bộ, ban, ngành Trung ương. Ông tâm sự: “Với mình, thực tiễn là một trường học lớn. Do chiến tranh, mình không được học hành bài bản nhưng nhờ ý chí tự lực, tự cường, đam mê với nghề, thích học hỏi, luôn hài hòa giữa làm báo và làm chính trị, phong cách cẩn trọng, làm việc khoa học nên ít nhiều đã thành công”.

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đã hơn 10 năm làm phóng viên thường trú của Báo Cựu chiến binh Việt Nam tại địa bàn, nhà báo Lê Anh Thi được tận mắt chứng kiến những đổi thay của quê hương Hà Tĩnh, một tỉnh nghèo khu vực miền Trung đang vươn mình trỗi dậy, trở thành điểm sáng của cả nước về phong trào xây dựng NTM. Thông tin về Hà Tĩnh được công chúng trong và ngoài nước đón nhận từng giờ, từng phút nhờ những bản tin, bài viết, hình ảnh được cập nhật từ đội ngũ những người làm báo Trung ương trên địa bàn và báo, đài, tạp chí của địa phương.

Anh cảm thấy vinh dự khi được cùng đội ngũ những người làm báo có mặt trên địa bàn Hà Tĩnh, kịp thời đưa tin, viết bài qua mỗi sự kiện. Anh rất thích viết về những tấm gương “Người tốt, việc tốt”, bởi chính họ là những nhân tố đóng góp rất lớn vào thành quả xây dựng và phát triển của tỉnh nhà. Nhiều bài viết được ghi nhận, đạt giải các cuộc thi báo chí giúp anh rút ra một điều: đó là phải biết gắn tình yêu quê hương, con người và trách nhiệm của người cầm bút thì tác phẩm mới có sức lan tỏa và được công chúng đón nhận. Bên cạnh đó, người làm báo phải biết phê phán cái xấu, cái tiêu cực một cách đúng đắn, bảo đảm sự chân thực; đúc kết được những bài học để lãnh đạo, chính quyền địa phương có cơ sở tìm phương án xử lý đúng đắn, khách quan, thấu tình, đạt lý.

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

18 năm trong nghề, Quang Linh đã trải qua nhiều lĩnh vực, vị trí công tác khác nhau, như phóng viên các phòng: Nội chính - Bạn đọc, Chính trị - Xã hội, Báo điện tử; biên tập viên, Phó Trưởng phòng Báo Điện tử, Phó Trưởng phòng trực Phòng Xuất bản. Với vai trò phóng viên, anh luôn có những bài viết mang đậm hơi thở cuộc sống, những đề tài gai góc, phản ánh các mặt trái của xã hội như: Chùm phóng sự về tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn Kẻ Gỗ (năm 2007 - giải A Giải Báo chí Trần Phú); Những chứng tích chiến tranh bị bỏ quên trong lòng Kẻ Gỗ (năm 2010 - giải B Giải Báo chí Trần Phú); Phóng sự điều tra: Ngân hàng “ôm” nợ xấu hàng trăm tỷ đồng từ dự án Nhà máy thép Vạn Lợi (năm 2012 - giải B Giải Báo chí Trần Phú)…

Năm 2013, anh bắt đầu công tác biên tập tại Phòng Báo điện tử, sau đó là Phòng Xuất bản. Với vai trò, chức trách của người “gác cổng”, anh luôn ý thức nghề nghiệp nghiêm túc, phát huy hết trách nhiệm với từng tin bài, từng hình ảnh.

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông và sức ép thời gian của mạng xã hội với vô vàn tin giả, tin chưa được kiểm chứng, Báo Hà Tĩnh luôn nhất quán chủ trương nguồn tin do tòa soạn cung cấp dù trên báo điện tử hay trên nền tảng Fanpage, Facebook, Zalo đều phải trung thực, chính xác, có nguồn cung rõ ràng. Trong xu thế đó, yêu cầu nhiệm vụ đối với thư ký xuất bản ngày càng cao. Mỗi ngày, Quang Linh và các thư ký phải xử lý khối lượng lớn tin, bài, video của các phòng phóng viên, cộng tác viên để tổng hợp, phân loại rồi biên tập, lên trang đảm bảo chính xác, đáp ứng tính thời sự. Công việc này trước hết đòi hỏi sự cẩn trọng và khả năng kiểm soát tốt; có kiến thức vững chắc về mọi mặt đời sống xã hội, nhãn quan chính trị rõ ràng; tâm huyết nghề nghiệp và khả năng ngôn ngữ thể hiện ở sự chính xác đến từng con số, chuẩn mực trong từng câu chữ. Khi phát hiện những nội dung, con số “có vấn đề”, phải có sự liên tưởng, so sánh, khâu nối các tin, bài liên quan để xử lý kịp thời.

Anh Quang Linh chia sẻ: “Là một thư ký - bộ phận cuối cùng chịu trách nhiệm xuất bản, tôi luôn cố gắng giữ cho mình “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, giữ sự tỉnh táo cần thiết trước khi “nhấn nút” xuất bản. Ngoài ra, thư ký xuất bản cũng phải là người quyết đoán và kiên quyết “nói không” với sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng”.

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Nếu tính từ bài báo đầu tiên được đăng Báo Hà Tĩnh vào năm 1993, khi đang là học sinh lớp 11, đến nay, Trần Long đã có gần 30 năm gắn bó cùng công việc viết báo. Anh tham gia trên tất cả các loại hình gồm báo viết, báo nói, báo hình, đã từng đạt giải B Giải Báo chí quốc gia (năm 2015), giải B Giải Phóng sự ngắn trên sóng truyền hình Việt Nam năm 2012, bằng khen Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2004, 2008…

Trên mỗi giai đoạn của hành trình nghề báo, anh luôn cố gắng ghi dấu theo cách riêng của mình. Trong giai đoạn đầu, thể loại anh ưa thích là phóng sự điều tra liên quan đến những mặt trái của đời sống. Khi chững chạc hơn một chút, anh mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách ra nước ngoài tác nghiệp. Đến nay, Trần Long đã đặt chân tới hơn 10 nước ở châu Âu, châu Á, sang Trung Đông để làm phóng sự về người Hà Tĩnh. Hiện tại, anh chọn lối viết phân tích, bình luận như là một sự định hình mới về phong cách. Nhiều vấn đề đời sống được anh nêu ra đã tạo được sự tranh luận nhiều chiều, góp thêm tiếng nói thúc đẩy sự phát triển chung.

Từ cuối năm 2017, Trần Long được giao phụ trách chương trình “Vòng tay nhân ái - HTTV”. Đến nay, đã có gần 100 hoàn cảnh được kêu gọi hỗ trợ với số tiền hàng tỷ đồng, trong đó, các nhà hảo tâm đã xây tặng được 20 ngôi nhà nhân ái. Cũng như nhiều nhà báo khác, anh luôn trắc ẩn với những cảnh đời bất hạnh, luôn cảm thấy nặng nợ với hoạt động từ thiện. Anh tâm sự: “Dù ở bất cứ vị trí, vai trò nào thì tôi vẫn muốn được đảm nhận phụ trách chương trình Vòng tay nhân ái của đài”.

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Là phóng viên trẻ được giao phụ trách tuyên truyền về xây dựng Đảng trên Báo Hà Tĩnh, từ những bước đầu chập chững, đến nay, P.V Trần Thu Hà đã nỗ lực khẳng định bản thân, gặt hái thành công trong mảng đề tài được coi là “khó, khô, khổ”.

Để tiếp cận toàn diện, có chiều sâu về lĩnh vực xây dựng Đảng, Thu Hà đã chủ động, kiên trì học hỏi kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước; đồng thời mạnh dạn tiếp cận các đồng chí lãnh đạo tỉnh để xin ý kiến định hướng, chỉ đạo. Trong mỗi bài viết, nữ phóng viên trẻ luôn thể hiện sự chuẩn mực, trách nhiệm và tâm huyết; chịu khó tìm kiếm những nhân vật mới, cách làm hay từ cơ sở để chuyển tải nội dung sinh động, mềm mại, giúp người đọc dễ tiếp cận. Bắt nhịp với làm báo hiện đại, cô phóng viên “hạt tiêu” đã học hỏi thêm về ảnh, video nhằm xây dựng các tuyến bài đa phương tiện đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của bạn đọc.

Là một trong những phóng viên chủ chốt tham gia đưa tin các sự kiện chính trị lớn trong tỉnh, Thu Hà luôn cẩn trọng, nhanh nhạy và thao tác chuẩn xác trong quá trình tác nghiệp, đảm bảo thông tin “nhanh - đúng - trúng - hay”. Sự chững chạc, tính chính trị cao và tinh thần làm việc hết mình là lý do để Thu Hà tạo được dấu ấn khi trực tiếp tham gia đưa tin Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tại Hà Nội.

Với sự định hướng, chỉ đạo từ Ban Biên tập, lãnh đạo phòng, sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và nỗ lực, trách nhiệm với nghề, Thu Hà đã đạt 1 giải C Giải Búa liềm vàng quốc gia; 2 giải A Giải Búa liềm vàng cấp tỉnh; 2 giải B Giải Búa liềm vàng cấp tỉnh; 1 giải A Giải Báo chí Trần Phú; 1 giải A, 1 giải B Giải Báo chí viết về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Đam mê và trách nhiệm của người làm báo ở Hà Tĩnh

Hơn 10 năm gắn bó với nghề, đã làm việc tại 3 phòng nội dung của Đài PT-TH Hà Tĩnh, nhà báo Thanh Huyền luôn phải thích nghi để bắt kịp với guồng quay công việc.

Với chị, áp lực không chỉ là về đề tài, giờ giấc mà còn là sự sáng tạo, đổi mới phương thức thể hiện. Vất vả không chỉ bởi những chuyến đi cơ sở hàng chục cây số giữa nắng nóng hay mưa rét; những đêm sang canh còn miệt mài trên bàn phím mà còn phải luôn luôn trăn trở: Viết cái gì? Viết như thế nào, thể hiện ra sao cho hấp dẫn?… Suốt những năm gắn bó với nghề, chị cho rằng, điều may mắn nhất là được làm việc và được dìu dắt bởi những đồng nghiệp thật sự cháy hết mình với công việc. Năm 2016, Thanh Huyền tham gia Liên hoan Truyền hình toàn quốc ở thể loại “Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo”, một thể loại khá mới lạ đối với chị. Nhưng được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban Biên tập và các đồng nghiệp, lần đầu tiên Thanh Huyền đã giành giải thưởng với tác phẩm “VNEN và câu chuyện về đổi mới giáo dục”. Những năm tiếp theo, 2018, 2020, các tác phẩm “Từ tư liệu dòng họ đến di sản ký ức thế giới” và “Đi về phía mặt trời” của chị tiếp tục giành giải thưởng tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc. Sức hấp dẫn của những câu chuyện đời, những số phận, những bất cập… khiến chị và đồng nghiệp sẵn sàng vượt hàng trăm cây số từ vùng núi Quảng Bình, sang Nghệ An, rồi đến vùng Thượng Can Lộc, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh… với mong muốn thể hiện cho được câu chuyện vượt lên nghịch cảnh của nhân vật (Phim tài liệu “Đi về phía mặt trời” - giải C Giải Báo chí quốc gia, năm 2020); hay chỉ rõ hành vi trục lợi từ các dự án điện năng lượng mặt trời (“Núp bóng trang trại nông nghiệp để trục lợi chính sách” - giải B Liên hoan PT-TH toàn tỉnh, giải C Giải Báo chí Trần Phú năm 2021)…

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast