Công chức sớm được trả lương theo vị trí việc làm và sản phẩm đầu ra

Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.

Trong báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết về hoạt động chất vấn của Quốc hội phục vụ kỳ họp 9, Bộ Nội vụ cho biết đây là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm tạo động lực, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ sẽ tập trung cao độ xây dựng các phương án cải cách tiền lương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 27 năm 2018 của Trung ương. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ rà soát lại hệ thống thể chế chính sách, điều chỉnh, bổ sung các quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí cán bộ, công chức, viên chức một cách khách quan, công bằng, minh bạch và hiệu quả.

Đặc biệt, chính sách tiền lương mới sẽ gắn với vị trí việc làm và kết quả công việc, với cơ chế tham chiếu mức lương của khu vực tư nhân cho các vị trí tương đương. Mục tiêu là để công chức yên tâm công tác, hạn chế tiêu cực, chảy máu chất xám, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút nhân tài. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cũng đã chứng minh hiệu quả của cách tiếp cận này.

Hiện tại, lương công chức được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở, dự kiến từ tháng 7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng. Theo cách tính này, mức lương thấp nhất của công chức là khoảng 3,1 triệu đồng/tháng và cao nhất khoảng 23,4 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm phụ cấp.

Công chức làm việc tại bộ phận một cửa, Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng, tháng 3/2025. Ảnh: Nguyễn Đông
Công chức làm việc tại bộ phận một cửa, Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng, tháng 3/2025. Ảnh: Nguyễn Đông

Song song với cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ tiếp tục triển khai xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm trong các tổ chức hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, làm cơ sở để thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Một vấn đề đáng chú ý khác là tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc. Theo Bộ Nội vụ, năm 2022, tình trạng này diễn ra phổ biến và trở thành một vấn đề "nóng". Trong giai đoạn từ giữa năm 2022 đến giữa năm 2023, toàn quốc có gần 19.000 công chức, viên chức nghỉ việc, tập trung nhiều nhất tại Hà Nội và TP HCM. Trung bình mỗi tháng có 1.582 người nghỉ việc.

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do thu nhập thấp, áp lực công việc lớn, môi trường làm việc thiếu hấp dẫn. Để khắc phục, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn gửi các bộ, ngành, địa phương, trong đó yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp như: cải thiện môi trường làm việc; hỗ trợ công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập, nâng cao trình độ; đổi mới công tác bố trí, sử dụng nhân sự; xây dựng đội ngũ lãnh đạo có năng lực và uy tín; đẩy mạnh cải cách hành chính và giáo dục chính trị tư tưởng.

Nhờ các biện pháp này, tình trạng nghỉ việc đã có xu hướng giảm mạnh từ năm 2023 đến nay. Bộ Nội vụ đánh giá đây là tín hiệu tích cực, cho thấy hiệu quả bước đầu của các chính sách tiền lương, cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo và việc đẩy mạnh tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

vnexpress.net

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Nhiều quyết sách quan trọng được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Nhiều quyết sách quan trọng được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Trong 2 ngày diễn ra kỳ họp (23- 24/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh tập trung đánh giá toàn diện tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm; phân tích rõ ưu điểm, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện để từ đó thống nhất, quyết định các giải pháp phát triển 6 tháng cuối năm 2025.
"Giảm trình bày báo cáo để dành thời gian cho chất vấn và thảo luận"

"Giảm trình bày báo cáo để dành thời gian cho chất vấn và thảo luận"

Khai mạc Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh nhấn mạnh: Kỳ họp tập trung đánh giá tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm, đưa ra giải pháp trọng tâm, trọng điểm cho 6 tháng cuối năm và thảo luận, thông qua một số nghị quyết quan trọng khác.
Sáng nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khai mạc kỳ họp thường lệ giữa năm

Sáng nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khai mạc kỳ họp thường lệ giữa năm

Sáng nay (23/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc Kỳ họp thứ 30 - kỳ họp thường lệ giữa năm nhằm đánh giá tình hình phát triển KT-XH, QP-AN 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.
Chủ động phát huy vai trò xung kích trên mặt trận ngoại giao

Chủ động phát huy vai trò xung kích trên mặt trận ngoại giao

Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương chú trọng công tác ngoại giao kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, tạo môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa ngoại lực để thúc đẩy phát triển.
Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử đối với sự phát triển của Hà Tĩnh

Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử đối với sự phát triển của Hà Tĩnh

Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII dự kiến diễn ra vào 2 ngày 23 và 24/7. Không chỉ là kỳ họp thường lệ giữa năm để bàn bạc, thảo luận giải pháp cho các tháng cuối năm, kỳ họp lần này còn mang ý nghĩa mở đầu cho một giai đoạn mới sau hơn 3 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Trước thềm kỳ họp, phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với ông Trần Tú Anh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh về các nội dung liên quan.
"Nước rút" chuẩn bị Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh khóa XVIII

"Nước rút" chuẩn bị Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh khóa XVIII

Công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đang được các đơn vị tập trung cao; giúp HĐND tỉnh phát huy tối đa vai trò “kiến trúc sư thể chế” để các chính sách thực sự khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
Chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số ở Hà Tĩnh

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá trình chuyển đổi số của Hà Tĩnh ngày càng đồng bộ; chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có những chuyển biến rõ nét.