Bộ Nội vụ đề xuất bỏ ngạch công chức

Thay vì quản lý và bổ nhiệm theo ngạch, Bộ Nội vụ đề xuất vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc, thể hiện tính chất công việc và khung năng lực.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Theo luật hiện hành, ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, tại dự thảo dự kiến trình Quốc hội vào tháng 5, Bộ Nội vụ đề xuất bỏ toàn bộ quy định về ngạch công chức (Điều 42 đến Điều 46), thay vào đó Chính phủ sẽ quản lý theo vị trí việc làm.

Cụ thể, hệ thống vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc; thể hiện mức độ khác nhau về tính chất công việc; yêu cầu về khung năng lực tương ứng. Trên cơ sở đó, các cơ quan tuyển dụng, đánh giá, sử dụng, quản lý công chức và trả lương theo nguyên tắc "làm ở vị trí việc làm nào thì hưởng mức lương tương ứng của vị trí việc làm ấy".

Công chức làm việc tại Trung tâm hành chính Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông
Công chức làm việc tại Trung tâm hành chính Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông

Ngoài ra, việc xác định thứ bậc của vị trí việc làm căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, bản mô tả công việc và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Khi công chức thay đổi vị trí việc làm thì được hưởng tiền lương và các chế độ liên quan theo vị trí việc làm mới. Nội dung cụ thể sẽ giao Chính phủ quy định.

Về phân loại, vị trí việc làm của công chức gồm: Lãnh đạo, quản lý; chuyên môn, nghiệp vụ; hỗ trợ, phục vụ. So với quy định hiện hành, dự luật bỏ "chuyên môn dùng chung". Đối với vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ thì cơ quan quản lý công chức có thể ký kết hợp đồng lao động để thực hiện.

Cơ quan quản lý có thể ký kết hợp đồng lao động đối với những người có tài năng, chuyên gia, nhà khoa học để thực hiện một số công việc chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đối với cán bộ, nội dung phân loại gồm vị trí việc làm; tiêu chuẩn chức vụ, chức danh; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Vị trí việc làm của cán bộ sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng quy định, hướng dẫn.

Nguyên tắc, phương pháp, trình tự, bản mô tả công việc, khung năng lực của vị trí việc làm; hệ thống vị trí việc làm; trách nhiệm, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, ban hành vị trí việc làm; quản lý việc làm của công chức dự kiến được Quốc hội giao Chính phủ quy định.

Cơ quan soạn thảo cho rằng Luật hiện hành quy định nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Việc sử dụng, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ là chưa hoàn toàn theo vị trí việc làm.

Đồng thời, khái niệm vị trí việc làm trong Luật là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí, sử dụng công chức, dẫn đến việc triển khai xác định, mô tả vị trí việc làm còn trùng lặp với tiêu chuẩn ngạch công chức. Các tiêu chuẩn này không rõ về yêu cầu kết quả, sản phẩm công việc nên phát sinh nhiều vướng mắc trong thực tế, không đáp ứng yêu cầu tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức theo chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay.

Dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5.

vnexpress.net

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.
Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Dâng hương tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn bày tỏ lòng thành kính trước những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam, vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Sáng 12/5, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh khóa XVIII. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh chủ trì cuộc họp.