Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương

Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh,

Bộ Nội vụ đã hoàn thiện và gửi xin ý kiến về Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Dự luật dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới.

Dự luật được xây dựng theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện).

Trong đó, dự Luật sửa đổi các quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Dự luật đã bỏ một chương về cán bộ, công chức cấp xã trong Luật Cán bộ, công chức hiện hành.

Từ đó, dự thảo thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức cấp Trung ương, cấp tỉnh, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ.

Dự thảo Luật cũng rà soát các quy định về thẩm quyền để bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, theo hướng không tiếp tục quy định thẩm quyền của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện.

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi dành chương V về công chức, khác biệt so với chương này với tên gọi "công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện" ở luật hiện hành.

Theo đó, công chức được đề xuất phân loại theo cơ quan công tác (công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và công chức trong cơ quan nhà nước); Theo phạm vi hoạt động (công chức làm việc ở các cơ quan Trung ương và công chức làm việc ở các cơ quan địa phương); Theo vị trí việc làm (công chức làm công việc lãnh đạo, quản lý, công chức làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ và công chức làm công việc hỗ trợ, phục vụ).

Chương này cũng quy định rõ tuyển dụng, đánh giá và bồi dưỡng, đào tạo với công chức. Trong đó, nguyên tắc tuyển dụng công chức phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; Bảo đảm tính cạnh tranh;

Đặc biệt, tuyển dụng công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm và ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.

dantri.com.vn

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Tập trung rà soát, hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Tập trung rà soát, hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu quá trình hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã cần bám sát yêu cầu chỉ đạo của Trung ương, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thận trọng, có chọn lọc, phù hợp thực tiễn; đảm bảo hài hòa giữa kế thừa, ổn định và đổi mới, mở rộng không gian phát triển...
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố

Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Dự kiến tên gọi của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Dự kiến tên gọi của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.