Đề xuất không bắt buộc đổi giấy tờ khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Nội vụ đề xuất các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập tỉnh, xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn.

Bộ Nội vụ đề xuất các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập tỉnh, xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn.

Trong tờ trình về dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính do Bộ Nội vụ soạn thảo, UBND cấp tỉnh sẽ chỉ đạo các xã, phường xây dựng kế hoạch tuyên truyền và triển khai việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức khi có sự thay đổi địa giới hành chính do sáp nhập.

Các địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình chuyển đổi giấy tờ và không được thu bất kỳ loại phí, lệ phí nào liên quan đến thủ tục này do việc thay đổi địa giới hành chính.

Chủ trương miễn phí cho các loại giấy tờ và thủ tục mà cá nhân, tổ chức phải thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 nêu ra ngày 20/3.

Người dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận 1 cửa, Trung tâm hành chính Đà Nẵng, tháng 5/2024. Ảnh: Nguyễn Đông
Người dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận 1 cửa, Trung tâm hành chính Đà Nẵng, tháng 5/2024. Ảnh: Nguyễn Đông

Cuối tháng 2, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 127, giao Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chi tiết (đề án và tờ trình) để trình Bộ Chính trị xem xét việc sáp nhập một số tỉnh theo hướng không còn cấp huyện ở những tỉnh này và tiếp tục sáp nhập các xã, phường. Đảng ủy Chính phủ đã thống nhất đề xuất phương án sáp nhập lên cấp có thẩm quyền, với mục tiêu giảm 50% số lượng tỉnh hiện có và giảm từ 60% đến 70% số lượng xã, phường hiện nay trên cả nước.

Theo kế hoạch dự kiến, việc sáp nhập các tỉnh sẽ hoàn thành trước ngày 30/8 và các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 9. Đối với cấp xã, việc sáp nhập sẽ xong trước ngày 30/6 và các xã, phường mới sẽ chính thức vận hành từ ngày 1/7.

Tỉnh sáp nhập có thể được hỗ trợ 100 tỷ đồng

Bộ Nội vụ cũng đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ một lần cho các tỉnh, thành đang nhận bổ sung cân đối ngân sách, với mức hỗ trợ là 100 tỷ đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm đi sau sáp nhập và 500 triệu đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã giảm đi. Dựa trên kết quả sắp xếp đơn vị hành chính trong năm 2025, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định cụ thể trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.

Theo dự thảo, 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

52 địa phương thuộc diện phải sắp xếp gồm các thành phố: Hải Phòng, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

Theo Bộ Nội vụ, dự kiến 9.996/10.035 đơn vị cấp xã thuộc diện sắp xếp. Sau sắp xếp, cả nước sẽ còn khoảng dưới 3.000 đơn vị xã. Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp sẽ được Đảng ủy Chính phủ trình Trung ương trước 1/4.

vnexpress.net

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chiều 9/7, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Tập trung GPMB dự án đường sắt tốc độ cao qua Hà Tĩnh

Tập trung GPMB dự án đường sắt tốc độ cao qua Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà yêu cầu các sở, ngành tích cực phối hợp với các xã, phường có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng triển khai dự án.
Cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân

Cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân

Cơ quan chuyên môn và các địa phương ở Hà Tĩnh đã mở đợt cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân và cắt giảm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, tạo thuận lợi cho người dân.
[Motion Graphics] Những việc cán bộ, công chức không được làm

[Motion Graphics] Những việc cán bộ, công chức không được làm

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh có trụ sở mới

Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh có trụ sở mới

Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh đã được bố trí trụ sở làm việc mới, đảm bảo đồng bộ, khang trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào vận hành.
Một ngày ở "cửa ngõ" chính quyền cơ sở

Một ngày ở "cửa ngõ" chính quyền cơ sở

Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kỳ Anh những ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Tĩnh, đã tiếp nhận và trả kết quả kịp thời, tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân.
Nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số

Nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số để kết nối với các sở, ngành và 69 xã, phường trong việc triển khai nhiệm vụ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.