Chủ tịch tỉnh có thể trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết

Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch UBND cấp xã.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 7-5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thừa ủy quyền của Thủ tướng đã trình Quốc hội dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

Có 4 nhóm vấn đề chính được tập trung sửa đổi trong dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

4 nhóm vấn đề chính tập trung sửa đổi

Thứ nhất, theo bà Trà, dự luật sửa đổi các quy định liên quan đến việc tổ chức đơn vị hành chính (đơn vị) và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Trong đó sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức đơn vị và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã, không tổ chức cấp huyện phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo.

Theo đó, cấp tỉnh giữ như quy định hiện hành (gồm: tỉnh, thành phố); tổ chức lại đơn vị cấp xã hiện nay để hình thành các đơn vị cấp xã (mới) gồm: xã, phường và đặc khu (được tổ chức tại hải đảo) để phù hợp với mô hình tổ chức mới.

Đơn vị kinh tế - đặc biệt giữ như quy định hiện hành do Quốc hội quyết định thành lập.

Quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức HĐND và UBND để phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (mới)...

Nhóm vấn đề thứ hai được Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề cập là sửa đổi các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã.

Theo đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn như hiện hành, dự thảo luật bổ sung một số quy định nhằm đẩy mạnh phân quyền từ Trung ương cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, nhất là trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, các lĩnh vực quy hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư… của địa phương.

Chính quyền địa phương cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay; được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và phạm vi, nhiệm vụ quản lý của chính quyền địa phương cấp xã (mới).

Dự luật sửa đổi quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương cấp xã.

Thứ ba là sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền địa phương. Cụ thể, chính quyền địa phương cấp tỉnh cơ bản giữ như hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị cấp tỉnh.

Với chính quyền địa phương cấp xã, theo dự luật, UBND cấp xã được tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác hoặc bố trí các chức danh công chức chuyên môn để tham mưu, giúp quản lý ngành, lĩnh vực trên địa bàn phù hợp với quy mô của đơn vị hành chính cấp xã (mới).

Thứ tư, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, về hiệu lực thi hành và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Trong đó quy định luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7; quy định chuyển tiếp về tổ chức chính quyền địa phương tại phường ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng trong nhiệm kỳ 2021-2026 và sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các luật, nghị quyết của Quốc hội có liên quan đến tổ chức chính quyền đô thị.

Dự thảo quy định nội dung để giải quyết các vấn đề phát sinh, nội dung chuyển tiếp nhằm bảo đảm hoạt động liên tục, bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới khi chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp theo quy định tại luật này.

Quy định mới về phân định thẩm quyền chủ tịch tỉnh, xã

Đáng chú tại, tại dự luật bổ sung quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương.

Trong đó quy định việc phân quyền, phân cấp, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, các cơ quan của chính quyền địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định tại luật này, bảo đảm quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả.

Trường hợp cần thiết, UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình, UBND, chủ tịch UBND cấp xã.

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nêu rõ trong bối cảnh không tổ chức cấp huyện, nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện được chuyển giao cho cấp xã đảm nhận, cộng với việc sắp xếp, mở rộng quy mô đơn vị cấp xã khiến cho khối lượng công việc của chính quyền địa phương cấp xã sẽ tăng lên rất nhiều.

Đây là thay đổi rất lớn, trong khi năng lực của bộ máy chính quyền địa phương cấp xã chưa thực sự đồng đều và cần có thời gian để được kiện toàn, nâng cao trình độ nên cần có cơ chế để tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã.

Theo đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát và có giải pháp kịp thời để hỗ trợ, xử lý trong trường hợp chính quyền ở một hoặc một số đơn vị cấp xã không đủ khả năng thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Việc này nhằm bảo đảm tính thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, bảo đảm công việc của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn được giải quyết kịp thời, nhanh chóng.

Do đó, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cơ bản tán thành với việc bổ sung nội dung trên.

tuoitre.vn

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân

Cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân

Cơ quan chuyên môn và các địa phương ở Hà Tĩnh đã mở đợt cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân và cắt giảm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, tạo thuận lợi cho người dân.
[Motion Graphics] Những việc cán bộ, công chức không được làm

[Motion Graphics] Những việc cán bộ, công chức không được làm

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh có trụ sở mới

Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh có trụ sở mới

Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh đã được bố trí trụ sở làm việc mới, đảm bảo đồng bộ, khang trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào vận hành.
Một ngày ở "cửa ngõ" chính quyền cơ sở

Một ngày ở "cửa ngõ" chính quyền cơ sở

Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kỳ Anh những ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Tĩnh, đã tiếp nhận và trả kết quả kịp thời, tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân.
Nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số

Nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số để kết nối với các sở, ngành và 69 xã, phường trong việc triển khai nhiệm vụ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Chủ tịch xã, phường ký thẩm quyền cấp sổ đỏ - lợi nhiều bề

Chủ tịch xã, phường ký thẩm quyền cấp sổ đỏ - lợi nhiều bề

Bắt đầu từ 1/7, việc giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu sẽ được thực hiện tại cấp xã. Những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Tĩnh, quy định mới này được thực hiện kịp thời khiến người dân vô cùng phấn khởi, vui mừng.
Lãnh đạo Hà Tĩnh kiểm tra vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Lãnh đạo Hà Tĩnh kiểm tra vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia mong muốn các địa phương tiếp tục khẩn trương ổn định, khắc phục khó khăn, phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.