Chính trị

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Trò chuyện với Báo Hà Tĩnh, đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Đẩy mạnh công tác an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân là mục tiêu xuyên suốt mà các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh luôn quan tâm; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được thể hiện rõ nét trong các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

P.V: Thưa đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ tỉnh diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước cũng như trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trước thực tế đó, BCH Đảng bộ tỉnh có những chủ trương, chính sách gì để đảm bảo an sinh xã hội, ổn định cuộc sống Nhân dân?

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Đồng chí Hoàng Trung Dũng: Trước hết phải khẳng định, làm tốt công tác an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân là mục tiêu xuyên suốt của Đảng ta; đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm luôn được Hà Tĩnh quan tâm trong mỗi giai đoạn phát triển. Đặc biệt, khi cuộc sống người dân gặp khó khăn, cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị phải quan tâm, trăn trở và kịp thời đề ra những chủ trương, quyết sách phù hợp, giải pháp hiệu quả.

Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, vào cuối tháng 10/2020, trên địa bàn đã xảy ra 2 trận lũ lớn liên tiếp làm hơn 4.000 ngôi nhà bị hư hỏng, 53.000 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều công trình hạ tầng kinh tế bị tàn phá nặng nề, tổng thiệt hại lên đến trên 5.300 tỷ đồng. Nghị quyết đầu tiên (Nghị quyết 01) của nhiệm kỳ đã được BTV Tỉnh ủy ban hành ngay sau đó, với nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là huy động cả hệ thống chính trị tập trung khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020, sớm ổn định cuộc sống cho Nhân dân; đồng thời định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

2 trận lũ lịch sử liên tiếp cuối tháng 10/2020 làm hơn 4.000 ngôi nhà bị hư hỏng, 53.000 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều công trình hạ tầng kinh tế bị tàn phá nặng nề; tổng thiệt hại lên đến trên 5.300 tỷ đồng.

Bám sát nghị quyết, với nhiều giải pháp quyết liệt, linh hoạt, toàn tỉnh đã huy động được nguồn lực tổng hợp, khắc phục kịp thời, hiệu quả những thiệt hại do thiên tai gây ra; nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh, các hoạt động giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội; từng bước khôi phục kết cấu hạ tầng KT-XH, đưa các hoạt động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trở lại bình thường. Kết quả là đã xây dựng được 58 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ; gần 5.000 nhà ở kiên cố cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai được xây dựng; các chính sách hỗ trợ giống cây, con, kinh phí sửa chữa, xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất sau lũ... nhanh chóng được triển khai và thực hiện hiệu quả.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Toàn tỉnh đã xây dựng được 58 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão, lũ; gần 5.000 nhà ở kiên cố cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai.

Cũng từ tinh thần Nghị quyết 01, 24 căn nhà ở của người dân làng chài Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (Đức Thọ) được khởi công từ nguồn xã hội hóa, chấm dứt cảnh người dân phải sống lênh đênh trên sông nước, con cái không được học hành đầy đủ. Nói thêm về nhà văn hóa cộng đồng không chỉ là nơi tránh trú an toàn cho người dân khi mùa mưa lũ đến mà thường xuyên hơn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi vui chơi, giải trí của Nhân dân, nơi hoạt động các câu lạc bộ của mọi lứa tuổi, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống...

Bước sang năm 2021, hậu quả của trận lũ lịch sử chưa khắc phục xong thì dịch COVID-19 bùng phát. Dịch bệnh tác động lớn không chỉ tới cuộc sống người dân trên địa bàn mà còn khiến con em quê hương đang sinh sống, làm việc ở các thành phố lớn, nhất là các tỉnh, thành phía Nam rơi vào tình cảnh khó khăn. Trong bối cảnh mới, BTV Tỉnh ủy đã khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là phòng, chống dịch song song thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Các tầng lớp nhân dân đóng góp lớn về sức người, sức của cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Cùng với tập trung nhân lực, vật lực hỗ trợ tuyến đầu chống dịch, tỉnh kêu gọi các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đóng góp tiền, vật tư y tế, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống dịch. Đồng thời thực hiện các chủ trương nhân văn hỗ trợ bà con gặp khó khăn trên địa bàn, người dân Hà Tĩnh ở xa quê; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh Bolikhămxay và Khăm Muồn (Nước CHDCND Lào) trong phòng, chống dịch.

Trong gần 3 năm đầu của nhiệm kỳ đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhưng nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ thiết thực đã được kịp thời ban hành và triển khai. Đặc biệt, tháng 8/2021, tỉnh thành lập Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học” và chỉ đạo, vận động các địa phương phát triển quỹ để mở rộng các đối tượng hỗ trợ tại địa bàn.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng động viên các học sinh, sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn.

Đến nay đã có 220 em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn được tiếp sức đến giảng đường với số tiền trung bình 2 triệu đồng/em/tháng; mỗi sinh viên được hỗ trợ từ 80-150 triệu đồng trong quá trình học đại học. Ngoài ra, các địa phương, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân còn nhận đỡ đầu, đồng hành, giúp đỡ hơn 3.500 trẻ mồ côi, gặp hoàn cảnh khó khăn.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

P.V: Cùng với thực hiện kịp thời các chương trình hỗ trợ người dân trong bối cảnh khó khăn trước mắt, Hà Tĩnh là địa phương đã quan tâm đồng bộ về công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Xin đồng chí chia sẻ những kết quả nổi bật mà chúng ta đã thực hiện được trong những năm đầu nhiệm kỳ?

Đồng chí Hoàng Trung Dũng: Hà Tĩnh xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, chịu nhiều hậu quả chiến tranh, lại thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, dịch bệnh; đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Bởi vậy, trong các thời kỳ phát triển, tỉnh luôn đặt nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân lên hàng đầu.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII diễn ra vào giữa tháng 7/2023 đã thông qua nhiều chính sách quan trọng liên quan đến giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Để kịp thời cụ thể các chủ trương, chính sách của Trung ương về công tác giảm nghèo, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 45-KH/TU ngày 24/9/2021 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; HĐND, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, quy định và chương trình, kế hoạch về triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Cùng với việc cụ thể các chính sách của Trung ương, giai đoạn 2020-2023, HĐND tỉnh đã ban hành 9 nghị quyết với 25 nhóm chính sách đặc thù của tỉnh về thực hiện chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, với tổng kinh phí thực hiện các chính sách giai đoạn 2021-2025 hơn 4.000 tỷ đồng, với quy mô đối tượng hưởng chính sách lên đến 750.000 người.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Bí thư Thành ủy Dương Tất Thắng thăm hỏi, tặng quà ông Phan Văn Nam (SN 1940, thôn Trung Hưng, xã Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh) là thương binh hạng 2/4, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân bị bệnh nặng, sức khỏe yếu.

Trong số đó có nhiều chính sách hỗ trợ được cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân đồng thuận cao như: hỗ trợ người lao động tham gia BHXH tự nguyện; hỗ trợ người cận nghèo, người cao tuổi từ 70 trở lên, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình mua BHYT; tặng quà nhân dịp 27/7, dịp tết cổ truyền của dân tộc cho người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng; thương bệnh binh nặng có tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên; người khuyết tật dạng khuyết tật thần kinh, tâm thần nặng, đặc biệt nặng thuộc diện hộ nghèo có nguyện vọng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục Lao động xã hội; chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi nhân dịp tết Nguyên đán hằng năm; quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội; hỗ trợ thu nhập cho hộ nghèo, người có công, thành viên hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.

Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, Hà Tĩnh đã kêu gọi nguồn lực để đầu tư thiết bị y tế hàng trăm tỷ đồng. Theo đó, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện được hỗ trợ nhiều máy móc hiện đại như: máy chụp X.quang kỹ thuật số; máy chạy thận nhân tạo; máy thở; nồi hấp vô trùng; hệ thống máy siêu âm thế hệ mới ARIETTA 650 Deeplnsight; máy điện tim; máy tạo ô-xy...

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

(1) Lãnh đạo tỉnh chứng kiến lễ tiếp nhận 4 xe cứu thương do các doanh nghiệp tại Hà Nội, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh hỗ trợ để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. (2) Tập đoàn Sun Group trao biểu trưng hỗ trợ trang thiết bị y tế trị giá hơn 31 tỷ đồng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Những cách làm tâm huyết, sáng tạo trong năm đầu nhiệm kỳ không chỉ phát huy sức mạnh đại đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, khơi dậy nguồn nội lực để chăm lo cuộc sống người dân mà còn tạo sức lan tỏa và huy động sự đồng hành của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thực hiện công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn với số tiền hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng. Cùng với việc thực hiện tốt các giải pháp phát triển KT-XH, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân, đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 3,79%, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 4,04%; Hà Tĩnh là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tuy nhiên, Hà Tĩnh đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đòi hỏi hệ thống chính trị toàn tỉnh phải tiếp tục quan tâm hơn nữa và phải đề ra nhiều cách làm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn để chăm lo toàn diện cuộc sống của Nhân dân.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

P.V: Vậy, trong thời gian tới, công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội sẽ được tỉnh tập trung vào những nội dung gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Hoàng Trung Dũng: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của Nhân dân...”. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, một trong những mục tiêu quan trọng được nhấn mạnh trong nghị quyết, đó là đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Đại biểu đoàn Hà Tĩnh tham dự Đại hội XIII của Đảng.

Theo định hướng đã được đại hội Đảng các cấp xác định, chúng ta tiếp tục thực hiện tốt chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đã ban hành, đồng thời huy động xã hội hóa nguồn lực chăm lo người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội. Chú trọng phúc lợi xã hội, từng bước bảo đảm những nhu cầu cơ bản, thiết yếu cho các đối tượng an sinh xã hội về nhà ở, đi lại, giáo dục, y tế... Huy động nguồn lực giúp đỡ các hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội để đảm bảo trên mức sống trung bình; giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo thấp hơn bình quân cả nước. Tập trung chăm lo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Trước mắt, các địa phương, đơn vị tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo huy động nguồn lực xã hội hóa để hoàn thành số nhà ở với 2.255 căn còn lại cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và gần 100 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ tại các vùng thường xuyên bị ngập lụt nặng. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 1.000 căn nhà do Bộ Công an hỗ trợ và chương trình xây dựng 750 nhà ở từ nguồn của Quỹ Cứu trợ tỉnh. Tiếp nhận và triển khai tốt chương trình xây dựng các điểm trường vượt lũ do Báo Tuổi trẻ hỗ trợ (theo khảo sát toàn tỉnh 29 điểm trường có các công trình bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ cần cải tạo, sửa chữa; hiện tại, tỉnh đã tiếp nhận 10 tỷ đồng từ chương trình). Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đảm bảo đồng bộ đáp ứng nhu cầu cho người lao động có thu nhập thấp.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Viện Chiến lược phát triển kinh tế số và Ví điện tử MoMo tổ chức lễ tiếp nhận kinh phí gần 10 tỷ đồng tài trợ cho chương trình “Điểm trường vượt lũ” tại Hà Tĩnh dành cho các em học sinh, thầy cô và người dân tại vùng trũng, thấp, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Đối với công tác giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các cơ chế, chính sách, đồng thời có các nhóm giải pháp phù hợp, giảm nghèo có địa chỉ. MTTQ và các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở sát cánh hỗ trợ đoàn viên, hội viên vươn lên thoát nghèo, đồng thời tăng cường vai trò giám sát, phản biện trong thực hiện công tác giảm nghèo.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phải hết sức quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật để người dân biết và phối hợp thực hiện; tăng cường ý thức, trách nhiệm của người dân và đặc biệt khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống. Để cải thiện toàn diện cuộc sống Nhân dân, cả hệ thống chính trị tỉnh nhà cần thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp phát triển KT-XH theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM, tăng cường thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu lao động để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân là giải pháp lâu dài, bền vững cho công tác an sinh xã hội.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Để cải thiện toàn diện cuộc sống của Nhân dân, cả hệ thống chính trị tỉnh nhà cần thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp phát triển KT-XH tỉnh nhà theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều quan trọng hơn trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, ngành, các địa phương phải chú trọng tính thực chất, hiệu quả, lấy việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân làm thước đo, tuyệt đối không chạy theo thành tích.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

P.V: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác chăm lo đời sống Nhân dân. Có thể nói những kết quả trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Hà Tĩnh trong thời gian qua đã làm sâu sắc thêm nội dung tư tưởng nhân văn của Người. Xin đồng chí phân tích, làm rõ thêm về vấn đề này?

Đồng chí Hoàng Trung Dũng: Chúng ta đều biết, trong suốt cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cho độc lập dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc của Nhân dân. Trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài ngày 21/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chăm lo đời sống Nhân dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính là làm cho Nhân dân được thực hiện nghĩa vụ và hưởng thụ quyền lợi trong một xã hội tiến bộ và công bằng.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Ngày 15/6/1957, Bác Hồ và đoàn công tác Trung ương đã về thăm, nói chuyện với cán bộ và Nhân dân Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn xem việc chăm lo đời sống của Nhân dân là một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp xây dựng CNXH. Trong bản Di chúc năm 1969, Người đã căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong các giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, các chủ trương, chính sách về phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước trong gần 37 năm đổi mới đã luôn hướng tới mục tiêu “nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của Nhân dân” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định.

Tại buổi nói chuyện với đại biểu cán bộ, đảng viên nhân dịp về thăm Hà Tĩnh (ngày 15/6/1957), Bác nhấn mạnh: “Đảng phải lo đời sống cho dân, trước mắt là sản xuất, giữ gìn sản xuất”, “phải chú ý tăng gia sản xuất”... Đặc biệt, ngày 6/7/1966, Bác đã trực tiếp nói chuyện với đoàn cán bộ Hà Tĩnh nhân dịp tham quan, học tập kỹ thuật thâm canh lúa ở tỉnh Thái Bình về, Người căn dặn: “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Bác Hồ nói chuyện với đại biểu và các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh ngày 15/6/1957. Ảnh tư liệu.

Lời dạy của Bác đã dẫn đường và cổ vũ cho Đảng bộ Hà Tĩnh phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí cách mạng, lãnh đạo toàn dân giành được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, từng bước đưa Hà Tĩnh thoát khỏi tỉnh nghèo, vươn lên phát triển bền vững. Kinh tế có bước phát triển vượt bậc, từ một tỉnh thu ngân sách, GRDP bình quân đầu người đạt thấp đã vươn lên trở thành tỉnh có quy mô kinh tế thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ. Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại. Công nghiệp có bước đột phá và phát triển vượt bậc; thương mại, dịch vụ và du lịch không ngừng được mở rộng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tạo được dấu ấn rõ nét, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Cùng với nỗ lực tạo đột phá trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh luôn quan tâm phát triển văn hóa - xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân toàn diện trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tạo được dấu ấn rõ nét, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Ảnh: Đậu Hà.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài cuối): Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Trong gần 3 năm đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, việc chăm lo đời sống Nhân dân đã trở thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Kết quả đạt được là một trong những thước đo để đánh giá phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, năng lực, tâm huyết của các cấp ủy, chính quyền cũng như của mỗi cán bộ, nhất là người đứng đầu. Đặc biệt, trong những thời điểm khó khăn, cả hệ thống chính trị đã trăn trở, sáng tạo, kịp thời đưa ra những quyết sách và đã vào cuộc bằng những việc làm cụ thể để kịp thời ổn định cuộc sống của người dân; từ đó tạo được sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Trên cơ sở đó tạo được nền tảng vững chắc để phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh, khơi dậy mạnh mẽ ý chí, khát vọng của mỗi người dân, tăng cường khối đại đoàn kết, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX: xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, QP-AN đảm bảo; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; phấn đấu đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn NTM, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

THIẾT KẾ & KỸ THUẬT: THÀNH NAM - NGỌC NHI

>> Bài 1: Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

>> Bài 2: Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

>> Bài 3: Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Các cán bộ, lãnh đạo TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua các thời kỳ vui mừng trước những kết quả mà thị xã đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đóng góp những ý kiến tâm huyết đối với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới.
Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị tiền bối của Đảng và anh hùng, liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.