Phiếu bầu cử được quy định như thế nào?

Phiếu bầu cử được quy định như thế nào?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Phiếu bầu cử được quy định như thế nào?
Phiếu bầu cử được quy định như thế nào? Phiếu bầu cử được quy định như thế nào? Phiếu bầu cử được quy định như thế nào?

Phiếu bầu cử được quy định như thế nào?

Câu 170: Phiếu bầu cử được quy định như thế nào?

Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp phải được in riêng từng loại trên 01 mặt trang giấy A5 (21cm x 14,8cm) theo chiều dọc khổ giấy. Màu sắc từng loại phiếu bầu cử do ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn nhưng không được trùng màu với các loại phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội hay phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp khác trên cùng địa bàn.

Phiếu bầu cử hợp lệ phải có dấu của tổ bầu cử ở góc phía trên bên trái. Trên phiếu phải ghi rõ:

- Tên đơn vị bầu cử.

- Tên phiếu bầu cử (Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV hay phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khóa mấy, nhiệm kỳ 2021-2026 của đơn vị hành chính cụ thể nào).

- Số lượng đại biểu Quốc hội được bầu do Hội đồng bầu cử quốc gia ấn định cho đơn vị bầu cử đó đối với phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu do ủy ban bầu cử tương ứng ấn định cho đơn vị bầu cử đó đối với phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Phần ghi họ và tên những người ứng cử tại đơn vị bầu cử xếp tên theo vần chữ cái A, B, C... như trên danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu đã được công bố. Họ và tên mỗi người ứng cử ghi ở một dòng riêng. Đằng trước họ và tên có từ “Ông” hoặc “Bà” tương ứng với giới tính của từng người ứng cử. Trường hợp người ứng cử có tên khai sinh, tên thường gọi khác nhau hoặc có tên gọi khác thì ghi tên khai sinh trước; tên thường gọi, tên gọi khác hoặc pháp danh kèm theo pháp hiệu được ghi và đặt trong dấu ngoặc đơn ở phía sau. Có thể viết trong cùng 01 dòng hoặc tách thành 02 dòng liền nhau nhưng có cùng kiểu chữ, cỡ chữ.

Trường hợp họ và tên của những người ứng cử có phần tên giống nhau thì căn cứ vào phần họ để xác định thứ tự; trường hợp phần họ cũng giống nhau thì căn cứ vào phần tên đệm. Trường hợp trùng hoàn toàn cả họ, tên và tên đệm thì xếp theo ngày tháng năm sinh; người nào có ngày tháng năm sinh sớm hơn thì được xếp trước; trên phiếu bầu cử sẽ ghi thêm ngày tháng năm sinh trong dấu ngoặc đơn ngay cạnh phần họ và tên của những người ứng cử có họ và tên giống nhau.

Việc tổ chức in ấn phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội do ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện; việc tổ chức in ấn phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào do ủy ban nhân dân ở cấp đó thực hiện. Các địa phương căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế, danh sách cử tri của địa phương để quyết định tổng số phiếu bầu cử cần in (bao gồm cả tỷ lệ phiếu dự phòng cần thiết). Việc in ấn, bàn giao, quản lý phiếu bầu cử phải được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Tại các khu vực bỏ phiếu, trước khi mở hòm phiếu để kiểm phiếu, tổ bầu cử phải kiểm đếm, thống kê, lập biên bản và niêm phong toàn bộ số phiếu bầu cử chưa sử dụng, số phiếu gạch hỏng bị đổi trả lại theo đúng quy định.

Phiếu bầu cử được quy định như thế nào?

Câu 171: Trước ngày bầu cử, tổ bầu cử được nhận bàn giao các loại tài liệu, vật tư nào để sử dụng trong công tác bầu cử?

Để sử dụng trong việc thực hiện công tác bầu cử, tổ bầu cử phân công thành viên nhận các loại tài liệu, vật tư sau đây từ ủy ban nhân dân cấp xã và ban bầu cử cùng cấp:

1. Nhận thẻ cử tri theo danh sách cử tri ở khu vực bỏ phiếu và phát cho cử tri trước ngày bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử.

2. Nhận đủ số lượng phiếu bầu theo danh sách cử tri và số lượng phiếu bầu dự phòng. Khi nhận phiếu bầu phải có biên bản bàn giao giữa người giao và người nhận về số lượng cụ thể của từng loại phiếu bầu. Tổ bầu cử kiểm tra kỹ phiếu bầu về số lượng đại biểu được bầu ở đơn vị bầu cử, danh sách họ và tên những ứng cử viên đúng với khu vực bỏ phiếu của tổ mình và phải quản lý chặt chẽ số lượng các loại phiếu bầu.

3. Con dấu của tổ bầu cử và con dấu “Đã bỏ phiếu”.

4. Các loại biên bản, biểu mẫu của tổ bầu cử.

5. Danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu.

6. Danh sách và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại khu vực bỏ phiếu.

7. Nội quy phòng bỏ phiếu, thể lệ bầu cử, mẫu diễn văn khai mạc, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân.

8. Phù hiệu của các thành viên tổ bầu cử.

9. Văn phòng phẩm (bút, giấy, kéo, thước kẻ, keo dán, hộp mực con dấu,…).

10. Các tài liệu khác liên quan đến bầu cử theo hướng dẫn của địa phương.

Phiếu bầu cử được quy định như thế nào? Phiếu bầu cử được quy định như thế nào? Phiếu bầu cử được quy định như thế nào?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast