Chuyện những người đi "giật lùi" trên sông Ngàn Sâu
Xã Đức Liên (Vũ Quang - Hà Tĩnh) có khoảng 20 hộ làm nghề cào hến, tập trung chủ yếu ở các thôn Tân Lệ, Liên Hòa. Từ sáng sớm, họ đã mang theo đồ nghề ra sông Ngàn Sâu (đoạn qua thôn Tân Lệ) để cào hến. Công việc này kết thúc vào khoảng 3 giờ chiều.
Xã Đức Liên (Vũ Quang - Hà Tĩnh) có khoảng 20 hộ làm nghề cào hến, tập trung chủ yếu ở các thôn Tân Lệ, Liên Hòa. Từ sáng sớm, họ đã mang theo đồ nghề ra sông Ngàn Sâu (đoạn qua thôn Tân Lệ) để cào hến. Công việc này kết thúc vào khoảng 3 giờ chiều.
Để cào được hến từ những chiếc cào bằng tre hoặc thép đòi hỏi người làm nghề phải thực hiện phải thành thục các thao tác. Họ dựng cào trước mặt, tay cầm cào có nối sợi dây vòng qua lưng rồi đi giật lùi để “bắt” hến.
Để cào được hến từ những chiếc cào bằng tre hoặc thép đòi hỏi người làm nghề phải thực hiện thành thục các thao tác. Họ dựng cào trước mặt, tay cầm cào có nối sợi dây vòng qua lưng rồi đi giật lùi để “bắt” hến.
Sau 7 giờ ngâm mình trong dòng sông, vợ chồng anh Nguyễn Thái Sơn (42 tuổi, trú thôn Tân Lệ) thu được 90 kg hến. Anh Sơn cho biết, hiện tại mỗi kg hến sống được thương lái thu mua với giá 6.000 đồng, chuyến này vợ chồng anh thu về được hơn 500 nghìn đồng.
Sau 7 giờ ngâm mình trong dòng sông, vợ chồng anh Nguyễn Thái Sơn (42 tuổi, trú thôn Tân Lệ) thu được 90 kg hến. Anh Sơn cho biết, hiện tại mỗi kg hến sống được thương lái thu mua với giá 6.000 đồng, chuyến này vợ chồng anh thu về được hơn 500 nghìn đồng.
“Thời tiết những ngày gần đây thuận lợi nên ngày nào hai vợ chồng cũng đi cào, khi buổi sáng lúc buổi chiều. Hôm nhiều thì được 400 - 500 nghìn đồng, còn những hôm trời mưa hoặc thượng nguồn nước đổ về thì thu nhập không đáng kể”, anh Sơn cho biết.
“Thời tiết những ngày gần đây thuận lợi nên ngày nào hai vợ chồng cũng đi cào, khi buổi sáng lúc buổi chiều. Hôm nhiều thì được 400 - 500 nghìn đồng, còn những hôm trời mưa hoặc thượng nguồn nước đổ về thì thu nhập không đáng kể”, anh Sơn cho biết.
Với kinh nghiệm gần 60 năm làm nghề, ông Trần Đình Quang (70 tuổi, trú thôn Liên Hòa) cho biết, hến thường nằm ở nơi nước không quá sâu, dòng chảy êm, nhiều cát. Khúc sông chạy qua thôn Tân Lệ năm nào cũng có hến nhiều hơn khu vực lân cận vì hội tụ đủ những yếu tố đó. Mỗi ngày ông Quang cào được 50 - 70 kg hến, thu nhập được từ 250 - 350 nghìn đồng.
Với kinh nghiệm gần 60 năm làm nghề, ông Trần Đình Quang (70 tuổi, trú thôn Liên Hòa) cho biết, hến thường nằm ở nơi nước không quá sâu, dòng chảy êm, nhiều cát. Khúc sông chạy qua thôn Tân Lệ năm nào cũng có hến nhiều hơn khu vực lân cận vì hội tụ đủ những yếu tố đó. Mỗi ngày ông Quang cào được 50 - 70 kg hến, thu nhập được từ 250 - 350 nghìn đồng.
"Làm nghề này tuy vất vả nhưng chiếc thuyền chở đầy hến trở về sau mỗi chuyến đi giúp tôi có thêm thu nhập, trang trải các chi phí trong cuộc sống mà không cần con cháu chu cấp", ông Quang tâm sự.
"Làm nghề này tuy vất vả nhưng chiếc thuyền chở đầy hến trở về sau mỗi chuyến đi giúp tôi có thêm thu nhập, trang trải các chi phí trong cuộc sống mà không cần con cháu chu cấp", ông Quang tâm sự.
Những mẻ hến vừa được đãi tiếp tục được ngâm dưới sông cho sạch hơn. Hến có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như xào, luộc, hoặc nấu canh. Vị ngọt của hến hòa quyện với các loại gia vị đi kèm tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn quê hương Hà Tĩnh.
Những mẻ hến vừa được đãi tiếp tục được ngâm dưới sông cho sạch hơn. Hến có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như xào, luộc, hoặc nấu canh. Vị ngọt của hến hòa quyện với các loại gia vị đi kèm tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn quê hương Hà Tĩnh.
Theo người dân nơi đây, nghề cào hến được duy trì quanh năm, nhưng thời điểm thuận lợi nhất là từ tháng 4 đến tháng 9. "Nghề này đòi hỏi sức khỏe tốt để có thể ngâm mình dưới nước trong thời tiết nắng nóng gay gắt. Chúng tôi thường bị mẩn ngứa, bong da do ngâm nước nhiều ngày liên tục; bàn chân chằng chịt sẹo do nhiều lần giẫm trúng mảnh sành, gốc cây nằm ở đáy sông...", chị Nguyễn Thị Hạnh (45 tuổi, trú thôn Tân Lệ) nói.
Theo người dân nơi đây, nghề cào hến được duy trì quanh năm, nhưng thời điểm thuận lợi nhất là từ tháng 4 đến tháng 9. "Nghề này đòi hỏi sức khỏe tốt để có thể ngâm mình dưới nước trong thời tiết nắng nóng gay gắt. Chúng tôi thường bị mẩn ngứa, bong da do ngâm nước nhiều ngày liên tục; bàn chân chằng chịt sẹo do nhiều lần giẫm trúng mảnh sành, gốc cây nằm ở đáy sông...", chị Nguyễn Thị Hạnh (45 tuổi, trú thôn Tân Lệ) nói.
Chị Hạnh cũng cho biết thêm, so với các nghề khác, đây là nghề đang mang lại nguồn thu nhập cao và tận dụng được thời gian nhàn rỗi. Do đó, dù vất vả nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn cố gắng bám trụ với nghề để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho con cái học hành.
Chị Hạnh cũng cho biết thêm, so với các nghề khác, đây là nghề đang mang lại nguồn thu nhập cao và tận dụng được thời gian nhàn rỗi. Do đó, dù vất vả nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn cố gắng bám trụ với nghề để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho con cái học hành.
Những chiếc thuyền chở đầy “lộc trời” sau nhiều giờ cùng vạn chài ra sông cào hến, mang theo bao hy vọng của người nông dân với khoản thu nhập khá. Bà con chỉ mong thời tiết thuận lợi để hến lại đầy thuyền, mang bán cho thương lái.
Những chiếc thuyền chở đầy “lộc trời” sau nhiều giờ cùng vạn chài ra sông cào hến, mang theo bao hy vọng của người nông dân với khoản thu nhập khá. Bà con chỉ mong thời tiết thuận lợi để hến lại đầy thuyền, mang bán cho thương lái.
Nghề cào hến ven sông Ngàn Sâu không rõ có từ bao giờ, nhưng đã góp phần nuôi lớn nhiều thế hệ người dân ven sông Ngàn Sâu ở xã Đức Liên. Con em quê hương dù đi xa cũng luôn nhớ về những ngày theo mẹ cha ra sông cào hến, để rồi mỗi mùa hến về lại rưng rưng nhớ món quà quê gắn bó với tuổi thơ mình.
Nghề cào hến ven sông Ngàn Sâu không rõ có từ bao giờ, nhưng đã góp phần nuôi lớn nhiều thế hệ người dân ven sông Ngàn Sâu ở xã Đức Liên. Con em quê hương dù đi xa cũng luôn nhớ về những ngày theo mẹ cha ra sông cào hến, để rồi mỗi mùa hến về lại rưng rưng nhớ món quà quê gắn bó với tuổi thơ mình.