Với những trăn trở về môi trường trong chăn nuôi, chàng kỹ sư Nguyễn Ngọc Tú (SN 1983, Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh) và anh nông dân Phan Công Vũ (SN 1986, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã cùng nhau thực hiện ý tưởng: xử lý nước thải chăn nuôi đảm bảo môi trường.
Việc triển khai xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn Hà Tĩnh đã làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ môi trường.
Với chi phí đầu tư xây dựng không lớn nhưng các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt ở Hà Tĩnh bước đầu đã phát huy tác dụng. Nguồn nước sau khi được xử lý có thể sử dụng tưới các loại cây.
Chăn nuôi lợn với quy mô tổng đàn từ 30 - 50 con/lứa nhưng không có biện pháp xử lý môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng, là thực trạng đang diễn ra tại thôn Văn Xá, xã Đức Thủy, một trong những địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2015 của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Thời gian gần đây, trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Dương Đình Công tại tổ dân phố 5, thị trấn Vũ Quang (Hà Tĩnh) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh khiến hàng chục người dân ở khu vực này bức xúc…
14 chuồng lợn của gia đình ông Đặng Hữu Tuệ (thôn Tây Vinh, xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) với quy mô hàng chục con đang ngày ngày thải phân ra môi trường khiến cả khu dân cư "lãnh đủ".
Nhận được phản ánh của người dân xã Hương Xuân về việc một trang tại chăn nuôi lợn quy mô lớn xả thải ra bên ngoài, Phòng TN&MT huyện, Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phối hợp với chính quyền địa phương đã trực tiếp kiểm tra hiện trường, lập biên bản vụ việc, đồng thời yêu cầu không để tái diễn tình trạng này.
Bức xúc vì trại chăn nuôi lợn xả nước thải ra ngoài, bốc mùi hôi thối, nhiều người dân ở Hương Xuân, Hương Khê, Hà Tĩnh đã đến bao vây, đào đất đắp chặn cống thoát nước bên đường, yêu cầu chính quyền, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Hiện tượng cá chết hàng loạt ở đập Bà Mận là “giọt nước làm tràn ly” khiến người dân thôn Trung Sơn, xã Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) bức xúc, “cấp báo” cho các cấp chính quyền...