Với Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mới được thông qua, tuổi nghỉ hưu với sĩ quan theo bậc quân hàm từ cấp úy đến cấp tướng tăng từ 1-5 tuổi so với hiện hành.
Ngày 8-3, với 201 phiếu thuận và 115 phiếu chống, Thượng viện Pháp đã thông qua kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu thêm 2 năm, lên 64 tuổi, trong bối cảnh chính phủ tiến hành cải cách quy mô lớn hệ thống lương hưu.
Lộ trình điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ bắt đầu từ năm 2021 với lộ trình mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và thêm 4 tháng đối nữ.
Một trong những thay đổi rất lớn của Bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua trong sáng nay 20/11 chính là quy định tăng tuổi nghỉ hưu và bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ.
Theo Chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong tuần này Quốc hội thông qua nhiều dự án luật quan trọng, đặc biệt sẽ miễn nhiệm đối với Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ từ 60 và 55 lên tương ứng 62 và 60 đang gây chú ý của dư luận. Ông Nuno Cunha, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội (Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO) đã trả lời báo chí Việt Nam liên quan về vấn đề này.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo Bộ LĐTB&XH quan tâm, làm rõ về 8 vấn đề “nóng” như đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, tình trạng xâm hại trẻ em, tai nạn lao động, công tác dạy nghề…
Tăng tuổi nghỉ hưu có lẽ là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động 2012 mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến. Bộ này đã đưa ra hai phương án về độ tuổi nghỉ hưu là giữ nguyên như hiện hành (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi) hoặc nam tăng lên 62 tuổi, nữ lên 60 tuổi.