Năm 2019 này, 2.358 biên chế của các bệnh viện tự chủ nhóm II (tự chi trả lương) trên địa bàn Hà Tĩnh được chuyển từ hưởng lương ngân sách sang đơn vị chi trả lương. Điều này đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước (NSNN) cả trăm tỷ đồng.
Năm thứ 2 triển khai tặng cây xanh cho các trường học nhân dịp khai giảng, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) từng bước tạo được nét văn hoá riêng, lan toả nhiều ý nghĩa trong môi trường giáo dục.
Qua khảo sát một số công trình, dự án và làm việc với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TX Kỳ Anh, đoàn giám sát của ĐBQH Hà Tĩnh nhận thấy, việc chấp hành chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TK,CLP) vẫn còn những hạn chế nhất định.
Với việc triển khai thẩm định giá Nhà nước đối với các gói mua sắm tài sản công từ 500 triệu đồng trở lên, Hà Tĩnh đang có bước đi đột phá trong quản lý nhằm thay đổi tư duy, trách nhiệm của các chủ đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính và tiết kiệm NSNN.
Kết luận 05-KL/TU của BTV Tỉnh ủy hướng tới nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả các tổ chức, đơn vị. Muốn vậy, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, sáp nhập các tổ chức, đơn vị được coi là bước căn bản, tác động tới cắt giảm biên chế, tiết kiệm ngân sách. Khối lượng công việc này không thể thực hiện trong ngày một ngày hai, dẫu trước đó, Nghị quyết 26/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã đạt những kết quả bước đầu.
Hà Tĩnh bắt đầu triển khai rộng rãi việc sáp nhập thôn, tổ dân phố (TDP) từ đầu năm 2012 theo tinh thần Chỉ thị 09/CT-UBND, ngày 22/3/2012 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiều địa phương đã tiến hành việc sáp nhập trước đó. Hơn 4 năm thực hiện, hàng chục ngàn cán bộ thôn được cắt giảm, tiết kiệm ngân sách mỗi năm hàng chục tỷ đồng.