Văn hóa - Giải trí

“Nước non Việt Nam ta vững bền…”

Có một giai điệu đã đi vào tâm hồn người dân Việt Nam suốt 75 năm qua và nằm sâu trong lồng ngực mỗi người, để khi tiếng nhạc trầm hùng cất lên, triệu triệu người cùng chung một cảm xúc thiêng liêng, tự hào, cùng được đón nhận sức mạnh tinh thần lớn lao. Đó là “Tiến quân ca” - Quốc ca Việt Nam.

“Nước non Việt Nam ta vững bền…”

Cách đây 75 năm, ngày 16/8/1945, Đại hội Đại biểu quốc dân họp ở đình Tân Trào - Tuyên Quang gồm 60 đại biểu của 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đại hội nhất trí thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Trung ương Đảng và 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh. Cũng tại đại hội này, các đại biểu đã nhất trí chọn bài Tiến quân ca của Văn Cao làm Quốc ca và lá cờ đỏ có ngôi sao 5 cánh màu vàng ở giữa là Quốc kỳ. Sinh thời, nhạc sĩ Văn Cao thường nói: “Tôi viết Tiến quân ca là theo yêu cầu của cách mạng, cần một hành khúc cho đội quân Việt Minh vừa mới thành lập. Khi nó được chọn làm Quốc ca thì nó không còn là của tôi nữa mà là của cả dân tộc, tôi chỉ là người chấp bút” (*).

“Nước non Việt Nam ta vững bền…”

Nhạc sĩ Văn Cao và ca khúc Tiến quân ca. Ảnh tư liệu

Cũng theo lời Văn Cao kể, những nốt nhạc đầu tiên được viết trong một đêm mùa đông giá buốt của Hà Nội năm 1944. Buổi chiều, ông đi dọc đường phố qua ga Hàng Cỏ, qua Hàng Bông rồi ra Bờ Hồ. Ông vừa đi, vừa ngẫm nghĩ tìm ý cho bản hành khúc mà tổ chức vừa giao trách nhiệm. Hiện thực đập vào mắt ông là những tốp người đói khổ từ nông thôn tràn về Hà Nội, là ánh mắt của bé gái chừng 3 tuổi, là ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong hốc mắt mọi người. Đêm ấy, về trong căn gác nhỏ số 171, phố Mông-gơ-răng (nay là số 45, phố Nguyễn Thượng Hiền), nhạc sĩ Văn Cao đã viết nốt nhạc đầu tiên cho bản hành khúc. Phải mất nhiều ngày, bản hành khúc cho một dự báo mới hoàn chỉnh.

“Nước non Việt Nam ta vững bền…”

Sáng 19/8/1945, bản Tiến quân ca được dàn đồng ca thiếu niên hát vang trong lễ mittinh tại Nhà hát Lớn. Ảnh tư liệu.

“Nước non Việt Nam ta vững bền…”

Tiến quân ca vang lên trước giờ Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh tư liệu

Chiều 17/8/1945, tại quảng trường Nhà hát Lớn, trong cuộc mít tinh của công chức Hà Nội, ca khúc Tiến quân ca vang lên bởi tiếng đàn của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu. Sáng 19/8/1945, cũng tại quảng trường Nhà hát Lớn, Tiến quân ca vang lên bởi dàn đồng ca thiếu niên. Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và vang lên trước giờ Tuyên ngôn Độc lập (*):

Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc

Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...

“Nước non Việt Nam ta vững bền…”

Người dân Hà Tĩnh treo cờ Tổ quốc hướng về ngày Quốc khánh 2/9 và đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025

75 năm từ thời khắc thiêng liêng lập nước, Quốc ca của nước Việt đã đi vào lòng triệu triệu người Việt Nam, thắp lên niềm tin, niềm tự hào dân tộc, khơi dậy ý thức về bổn phận của một công dân với đất nước, thúc giục hàng triệu người chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước Việt Nam hùng cường để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Quốc ca vang lên trong nhà ngục, dưới lá cờ vẽ bằng phấn hoặc gạch non trước giờ kết nạp Đảng của các tù nhân cộng sản, bất chấp đòn roi tra tấn của kẻ thù. Quốc ca vang lên dưới hầm sâu địch hậu, trong căn cứ địa cách mạng của chiến khu. Quốc ca vang lên nơi biên cương địa đầu Tổ quốc, giữa hải đảo trùng trùng sóng gió. Quốc ca vang lên trong lễ cử hành đại hội Đảng, mít tinh kỷ niệm ngày chiến thắng, ngày thành lập nước… Khi đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam vào vòng chung kết châu Á, họ đặt tay lên ngực trái, mắt nhìn lên lá cờ và cất lên lời hát là lúc qua màn hình nhỏ, hàng triệu người ở nhà cũng cùng đứng dậy, có người cất lên thành lời, có người im lặng. Trong giờ phút trang nghiêm đứng dưới Đảng kỳ, Quốc kỳ, khi tiếng quân nhạc hùng tráng vang lên, triệu triệu con tim dâng lên niềm tự hào, vui sướng, xúc động và biết ơn khi nghĩ về những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho hôm nay, cờ bay lộng gió trên nền trời hòa bình:

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước

Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca

“Nước non Việt Nam ta vững bền…”

Giai điệu thúc giục mỗi người đứng lên, đi tới, hy sinh vì Tổ quốc, làm việc và cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc với niềm tin tất thắng, với khát vọng nước non Việt Nam vững bền muôn thuở:

Vì Nhân dân chiến đấu không ngừng

Tiến mau ra sa trường

Tiến lên! Cùng tiến lên!

Nước non Việt Nam ta vững bền

Dù nhạc sĩ Văn Cao sống cách xa thời tôi sống, song qua các nhạc phẩm của ông về đất nước, quê hương, tôi có thể hiểu mạch nguồn sâu xa làm nên tuyệt phẩm âm nhạc này chính là tấm lòng yêu nước của một người luôn gắn bó sinh mệnh mình với sinh mệnh của dân tộc; là khát vọng lớn lao của một tâm hồn luôn hòa vào khát vọng chung của cả dân tộc. Hơn thế, đó là niềm tin vô bờ bến vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc chống lại sự xâm lược của ngoại bang, niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dẫu chưa khi nào ông thốt lên trong âm nhạc những câu ấy. Chính ông đã cùng các văn nghệ sĩ đương thời như Nguyễn Đình Thi, Tô Ngọc Vân và nhiều văn nghệ sĩ Chi hội Văn nghệ Liên khu 3 hòa mình vào cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, bằng ngòi bút và cây đàn của mình để viết nên những tác phẩm phản ánh không khí của cuộc kháng chiến, cổ vũ toàn dân quyết tâm chiến đấu, giành tự do, độc lập.

“Nước non Việt Nam ta vững bền…”

Những tác phẩm đi cùng năm tháng tạo nên những làn sóng xúc cảm cho hàng triệu người.

Và tôi hiểu, khi người nghệ sĩ chân chính đã viết, họ không còn sống bằng cảm xúc của cái tôi cá nhân mà đã sống bằng tâm trạng, bằng khát khao, bằng niềm tin của cái ta rộng lớn. Chính vì vậy, tác phẩm của họ đã sống mãnh liệt và bền bỉ qua thời gian, tạo nên những làn sóng xúc cảm cho hàng triệu người.

Mùa khai giảng năm học mới đã đến. Các em học sinh tiểu học bắt đầu làm quen, tập dần với nghi thức chào cờ và hát Quốc ca, Đội ca. Những bàn tay bé nhỏ như những chồi non vươn lên trong nắng sớm và gương mặt nghiêm trang hướng lên lá cờ Tổ quốc. Dẫu các em chưa hiểu hết lời của bài Quốc ca nhưng âm điệu hùng tráng theo nhịp bước chân của những đoàn quân đã khai mở trong các em ý niệm về đất nước. Rồi theo năm tháng, các em lớn lên, cứ thứ 2 đầu tuần lại chào cờ, ý niệm về Tổ quốc, tình yêu quê hương, đất nước sẽ rõ ràng hơn, đầy đặn hơn. Cho đến ngày trưởng thành, các em mang giai điệu ấy đi khắp mọi miền quê và đi ra nước ngoài. Hai tiếng “Việt Nam” vang lên cùng nền nhạc bài Quốc ca, khi có ai đó được nhận huy chương vàng, huy chương bạc hay giải cao trong các kỳ thi quốc tế, khu vực. Tự hào biết bao, yêu mến biết bao!

“Nước non Việt Nam ta vững bền…”

Quốc ca Việt Nam là quốc hồn, quốc túy, là lời thiêng sông núi, là tài sản tinh thần to lớn, tạo động lực và niềm tin cho cả dân tộc bước tới. Quốc ca sẽ trường tồn cùng dân tộc Việt Nam đi tới ngày mai tươi sáng: Đoàn quân Việt Nam đi… để “Nước non Việt Nam ta vững bền”.

(*) Theo báo Nhân Dân.

ảnh: pv-ctv

thiết kế: huy tùng

Chủ đề CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!