3 tỉnh miền Nam Lào gồm: Attapeu, Sekong, Champassak và 4 tỉnh ở Đông Bắc Thái Lan gồm: Amnat Charoen, Si Sa Ket, Yasothon, Ubon Ratchathani bị ngập nặng nhất do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão Noru.
Do ảnh hưởng mưa lũ từ hoàn lưu bão Noru (cuối tháng 9/2022) nên 2 tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị hư hỏng nặng, gây ảnh hưởng đến an toàn, việc đi lại của người dân.
Sò lông bị sóng đánh dạt vào bờ sau bão số 4 khu vực biển Lộc Hà (Hà Tĩnh) đoạn qua thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc. Thấy vậy, hàng trăm người dân địa phương đã đổ ra biển vớt "lộc trời".
Sáng 28/9, bão Noru di chuyển theo hướng Tây, đi sang khu vực Nam Lào, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa to, gió giật mạnh, gây ngập nặng tại nhiều địa phương của Lào.
Sáng sớm 27/9, trước diễn biến khó lường của bão số 4 (bão Noru), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai công tác ứng phó với siêu bão này.
Người dân miền Trung dùng bao cát, thùng xốp, xoong nồi, túi nước... đặt lên mái nhà phòng tránh bão Noru - một trong những cơn bão mạnh nhất 20 năm qua.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, khu vực vùng biển Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.
Từ đêm 27 đến ngày 30/9, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4, kết hợp với không khí lạnh và nhiễu động gió đông trên cao nên khu vực Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 150 - 250 mm/đợt, có nơi trên 300 mm/đợt.
UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chỉ đạo chính quyền xã Cẩm Lĩnh lắp các biển cảnh báo, làm rào chắn và bố trí lực lượng trực chốt 24/24h ở hai đầu tuyến đường tuần tra ven biển qua địa phương này để ngăn cấm người và các phương tiện qua lại.