Chính trị

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Cách mạng 4.0 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số báo chí diễn ra nhanh và mạnh. Không nằm ngoài dòng chảy đó, Báo Hà Tĩnh sớm xác định chuyển đổi số là yếu tố quan trọng để phát triển và phụng sự công chúng nên đã vào cuộc quyết liệt, đạt những dấu ấn rõ nét.

Ngày 2/9/2009, Báo Hà Tĩnh điện tử chính thức ra đời, hòa mình vào các dòng chảy thông tin trên môi trường internet. Sau 14 năm, từ một tờ báo điện tử đơn giản với lượng bạn đọc khiêm tốn, đến nay, ấn phẩm điện tử của Báo Hà Tĩnh đã trở thành một trong 3 tờ báo Đảng địa phương có lượng người truy cập lớn nhất.

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Ngày 2/9/2009, Báo Hà Tĩnh điện tử chính thức khai trương hoạt động.

Để có được thành công đó, đội ngũ cán bộ, phóng viên, người lao động Báo Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo. Từ mô hình xuất bản với công nghệ hạn chế, quy trình tác nghiệp cồng kềnh, chưa khép kín, đến nay, các nghiệp vụ được xử lý “một chạm”, tuần hoàn ngay trong cùng một hệ thống.

Nhờ cuộc cách mạng 4.0 với các nền tảng cốt lõi là trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (big data), Báo Hà Tĩnh đã đưa vào áp dụng nhiều công nghệ hiện đại giúp quá trình sáng tạo và trình bày nội dung diễn ra một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian và công sức.

Công nghệ số bùng nổ, chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu mà không một tòa soạn báo chí nào có thể đứng ngoài cuộc. Khó khăn nhất đối với Báo Hà Tĩnh trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số chính là yếu tố con người. Chuyển đổi từ những người quen với cách làm việc truyền thống là báo in, báo điện tử đơn giản buộc phải học hỏi để thích nghi với phong cách làm báo hiện đại - đa phương tiện, đa nền tảng.

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Báo Hà Tĩnh trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan báo chí Trung ương và báo Đảng địa phương khu vực phía Bắc.

Nhận thấy những khó khăn đó, những năm qua, Báo Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tờ báo lớn từ Bắc chí Nam như: Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Tuổi Trẻ, VnExpress, ZingNews hay các báo bạn trong hệ thống báo Đảng địa phương. Những chuyến đi đó đã giúp Ban Biên tập, đội ngũ cán bộ cốt cán của Báo Hà Tĩnh tích lũy được nhiều kinh nghiệm để từ đó thay đổi từ mô hình xuất bản cho đến các hình thức tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên thông qua việc trang bị thêm kỹ năng dựng phim, làm đồ họa, chăm sóc bạn đọc qua các nền tảng mạng xã hội...

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Phóng viên Báo Hà Tĩnh làm chủ thiết bị và phương thức tác nghiệp mới. Ảnh tư liệu.

Cùng với đầu tư nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên, thời gian qua, Báo Hà Tĩnh cũng chú trọng đầu tư đồng bộ nhiều máy móc, trang thiết bị mới và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại để gia tăng sản phẩm.

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Báo Hà Tĩnh livestream sự kiện Giải Bóng chuyền nam thanh niên Hà Tĩnh 2023.

Đặc biệt, xác định con người là trung tâm của đổi mới, sáng tạo và công nghệ là nền tảng để phát triển, tháng 4/2018, Báo Hà Tĩnh chính thức vận hành mô hình tòa soạn hội tụ. Đây là một trong những mô hình tòa soạn hội tụ đầu tiên trong hệ thống báo Đảng toàn quốc. Cũng chính từ đây, với trí tuệ tập thể, nhiều ý tưởng mới được đưa ra, nhiều giải pháp mới được đưa vào vận hành để mang thông tin đến với bạn đọc một cách nhanh nhất, chất lượng nhất.

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Tòa soạn hội tụ Báo Hà Tĩnh.

Một trong những giải pháp đó là chú trọng truyền thông mạng xã hội. Với phương châm “ở đâu có mạng xã hội, ở đó có Báo Hà Tĩnh”, thời gian qua, các nền tảng mạng xã hội của Báo Hà Tĩnh không ngừng được đầu tư và ngày một lớn mạnh. Fanpage Báo Hà Tĩnh điện tử hiện có hơn 451 nghìn người theo dõi, TikTok Báo Hà Tĩnh đạt gần 140 nghìn người quan tâm; các nền tảng Youtube, Zalo nhanh chóng phát triển. Nhờ đó, hằng tháng đã có từ 15-20 triệu người dùng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội của Báo Hà Tĩnh.

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Các nền tảng mạng xã hội của Báo Hà Tĩnh.

Việc có mặt trên các nền tảng mạng xã hội giúp Báo Hà Tĩnh đưa thông tin nhanh chóng và chính xác đến mọi ngóc ngách trên môi trường số, qua đó giúp công chúng tiếp cận thông tin bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu. Biến những vấn đề chính trị - xã hội tưởng chừng rất khô khan trở nên gần gũi, Báo Hà Tĩnh đã lan tỏa thông tin tích cực tới cộng đồng, được đông đảo công chúng đón nhận.

Một trong những lợi ích quan trọng của chuyển đổi số đối với báo chí là khả năng tăng cường tiếp cận và tương tác với độc giả. Từ trang báo đến các nền tảng mạng xã hội với các tính năng bình luận, chia sẻ giúp tòa soạn và độc giả gần nhau hơn, từ đó xây dựng nên những tệp bạn đọc trung thành, gắn bó. Tòa soạn cũng có thể tận dụng những phản hồi từ độc giả để cải thiện chất lượng bài viết, khám phá các góc nhìn mới và tạo ra sự tương tác tích cực.

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Đơn cử như thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại Hà Tĩnh, nhiều thông tin sai lệch, không chính thống lan truyền trên mạng xã hội khiến người dân hoang mang và gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Trước tình thế đó, với phương châm đưa thông tin nhanh nhất và chính thống nhất tới cộng đồng, các nội dung về dịch bệnh, truy vết, khuyến cáo của ngành chức năng được Báo Hà Tĩnh áp dụng hình thức “Digital First” (ưu tiên đẩy lên các nền tảng mạng xã hội trước rồi mới đẩy nội dung trên website sau).

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Ở những thời điểm cấp bách, Digital First là giải pháp giúp công chúng tiếp cận được nguồn tin chính thống một cách nhanh nhất.

Những công nghệ được tích hợp trên Báo Hà Tĩnh điện tử giúp tòa soạn có được những kho dữ liệu quý báu, trở thành những thông số “biết nói” để tòa soạn cải tiến, thúc đẩy sáng tạo, xây dựng thêm nhiều nội dung hay hơn, chất lượng hơn nhằm phục vụ nhu cầu đọc, nghe, xem, ngắm của công chúng.

Nếu như trước đây, báo chí chỉ đơn giản là nội dung thì nay, cách tiếp cận đã hoàn toàn khác biệt. Các bài viết trên Báo Hà Tĩnh được trình bày đa phương tiện với sự kết hợp của nội dung, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa tương tác để tạo thành những siêu sản phẩm: eMagazine, LENS, Story…, giúp truyền tải thông tin một cách trực quan, lôi cuốn.

Tận dụng ưu thế công nghệ từ cuộc cách mạng 4.0, Báo Hà Tĩnh đã ứng dụng nhiều công cụ trí tuệ nhân tạo để phục vụ cho quá trình sản xuất tin, bài, đặc biệt là các tin bài đa phương tiện.

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Canva - công cụ hỗ trợ đắc lực cho báo chí thực hiện các sản phẩm đa phương tiện.

Trước đây, để thiết kế sản phẩm đa phương tiện như eMagazine, Infographics..., kỹ thuật viên phải sử dụng thành thạo các phần mềm Photoshop hay Illustrator. Hiện nay, sự hỗ trợ của Canva với kho thư viện lớn, hỗ trợ nhiều tính năng đã giúp quá trình thiết kế các sản phẩm nhanh và bắt mắt hơn.

Sử dụng giọng đọc trí tuệ nhân tạo (Voice AI) để xuất bản các sản phẩm truyền hình thay vì phải chờ đợi bản đọc từ phát thanh viên hay sử dụng các ứng dụng như ChatGPT để tối ưu hóa SEO, từ khóa cho bài viết…

Một bản tin ANTT sử dụng giọng đọc trí tuệ nhân tạo (Voice AI).

Nếu như ấn phẩm báo điện tử phát triển theo hướng báo chí đa phương tiện - đa nền tảng thì ấn phẩm báo in được chuyển đổi theo hướng báo chí dữ liệu (thông tin chuyên đề, chuyên sâu, tư liệu) với nhiều đổi mới. Ngoài làm mới vấn đề đã đăng trên báo điện tử, Tòa soạn cũng chú trọng sản xuất các chuyên đề dài kỳ, các bài viết chuyên sâu về các vấn đề, ngành, lĩnh vực, địa phương...

Tòa soạn cũng thường xuyên đổi mới cách trình bày báo, mạnh dạn phá cách đối với những ấn phẩm đặc biệt, ấn phẩm phục vụ sự kiện, trong đó chú trọng giảm dung lượng nội dung bài viết, ưu tiên sử dụng hình ảnh, thậm chí phóng to những hình ảnh ấn tượng, có điểm nhấn.

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Nhiều đổi mới trong cách trình bày báo in Báo Hà Tĩnh.

Báo Hà Tĩnh cũng đã xây dựng hệ thống đọc báo in trực tuyến, mở ra hướng tiếp cận dữ liệu báo chí chuyên sâu từ những trang báo giấy truyền thống trên máy tính và các thiết bị di động có kết nối internet.

Bên cạnh chuyển đổi các ấn phẩm báo chí, những năm qua, Báo Hà Tĩnh cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn cơ quan qua việc đưa vào sử dụng hệ thống SSO để tiếp nhận văn bản đi/đến, chuyển tiếp liên thông “một chạm” đến tận phóng viên; hệ thống lịch công tác giúp Ban Biên tập, lãnh đạo các phòng chuyên môn chủ động nắm bắt các hoạt động thường ngày của phóng viên, nhân viên.

Những nỗ lực không mệt mỏi của Báo Hà Tĩnh trên hành trình chuyển đổi số không chỉ giúp Tòa soạn khẳng định vai trò cơ quan truyền thông chủ lực của tỉnh mà còn được đồng nghiệp các cơ quan báo Đảng ở Trung ương và các địa phương ghi nhận.

Cách mạng 4.0 và cuộc chuyển đổi số của Báo Hà Tĩnh

Các sản phẩm đa phương tiện góp phần nâng tầm sản phẩm của Báo Hà Tĩnh.

Trong đó, không thể không nhắc đến sự thành công về các giải thưởng cao trên các sân chơi lớn của nền báo chí nước nhà như: giải C - Giải Báo chí quốc gia năm 2019 cho chùm tác phẩm 5 kỳ “Nông thôn mới Hà Tĩnh - mới từ ý Đảng, lòng dân”; giải C - Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng năm 2021 cho chùm phóng sự 4 kỳ “Đảng viên là người có đạo ở Hà Tĩnh - khi hạt giống đỏ được ươm mầm”; giải C - Giải Báo chí quốc gia năm 2021 cho loạt bài phóng sự điều tra “Ma trận Forex ở Hà Tĩnh và những cảnh báo”; giải khuyến khích Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” năm 2022-2023; giải C - Giải Báo chí quốc gia năm 2022 cho chùm tác phẩm 5 kỳ “Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh”...

Tự hào về những thành tích đạt được, Báo Hà Tĩnh cũng xác định “chuyển đổi số chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”. Tòa soạn tiếp tục tập trung nâng cao năng lực quản lý, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ để không ngừng hoàn thiện quy trình xuất bản, đảm bảo chất lượng các ấn phẩm, xây dựng Báo Hà Tĩnh trở thành tòa soạn chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, xứng đáng với vai trò cơ quan truyền thông chủ lực của tỉnh, người đồng hành tin cậy của công chúng gần xa.

Nội dung: Công Ngọc

Ảnh: PV - ctv

thiết kế & trình bày: bảo khánh - ngọc nhi

Chủ đề Báo Hà Tĩnh

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.