An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

58 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ, gần 5.000 nhà ở kiên cố được xây mới trong gần 3 năm qua, không chỉ là điểm tựa vững chắc của cộng đồng dân cư khi mùa mưa lũ ập đến mà còn là nơi để tổ chức các hoạt động chung của cộng đồng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân. Trong khó khăn, thử thách, những ngôi nhà “nghĩa Đảng, tình dân” đã kịp xây nên từ chính sách nhân văn của tỉnh, sự chung tay của các cấp, ngành, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cả cộng đồng.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Gần 3 năm sau ngày cơn lũ đi qua, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) - địa phương ở vùng thấp trũng, hạ du hồ Kẻ Gỗ, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn lũ dữ vào tháng 10/2020 đã “thay áo mới”. Những con đường nông thôn mới thắm sắc hoa, những cánh đồng xanh màu no ấm; những công trình nhà văn hóa, nhà ở kiên cố, khang trang... đang điểm tô cho vùng đất từng tiêu điều, xác xơ; xóa bớt đi ký ức buồn đau những ngày chìm trong nước lũ…

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Trận đại hồng thủy lớn chưa từng có xảy ra vào cuối tháng 10/2020 làm hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, thiệt hại về kinh tế hết sức nặng nề; nhiều gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Bà Trần Thị Ánh Tuyết - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Cẩm Duệ nhớ lại: “Trận đại hồng thủy lớn chưa từng có xảy ra vào cuối tháng 10/2020 làm hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, thiệt hại về kinh tế hết sức nặng nề; nhiều gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.

Ngay sau lũ, Nghị quyết 01-NQ/TU kịp thời được triển khai, xã được hỗ trợ xây dựng 12 nhà ở kiên cố cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai và 3 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ với tổng kinh phí hơn 7,4 tỷ đồng. Cùng đó, người dân cũng nhanh chóng được tiếp cận các chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất, đời sống. Vượt qua hoạn nạn, người dân càng thêm phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, chung sức phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2023”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ thôn Phan Châu Trinh - xã Cẩm Duệ trở thành điểm vui chơi, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Chia sẻ niềm hạnh phúc được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 22-QĐ/TU, vợ chồng ông Hoàng Kim Cương (SN 1935), bà Phan Thị Thanh (SN 1950) ở thôn Phan Châu Trinh xúc động: “Tôi nhớ mãi ngày khánh thành ngôi nhà mới, không chỉ có bà con làng xóm mà các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện cũng về chia sẻ niềm vui cùng gia đình. Từ ngày có ngôi nhà kiên cố, vợ chồng tôi yên tâm, ổn định cuộc sống và tích cực hưởng ứng các phong trào xây dựng NTM, đời sống văn hóa ở thôn xóm”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Ông Cương, bà Thanh chia sẻ niềm hạnh phúc khi ở trong căn nhà được xây dựng từ nguồn hỗ trợ theo Quyết định 22-QĐ/TU.

Cẩm Duệ là một trong hơn 100 xã, phường nhận được sự đồng hành kịp thời của cộng đồng để vươn mình hồi sinh sau lũ. Gia đình bà Phan Thị Thanh cũng là một trong gần 5.000 hộ dân may mắn nhận được hỗ trợ từ các nguồn lực để xây dựng ngôi nhà mới khang trang sau những ngày gian khó. Đây là kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 của BTV Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; một số định hướng, mục tiêu và giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra (gọi tắt là Nghị quyết 01).

Được biết, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết 01, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 22-QĐ/TU ngày 20/11/2020 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão lũ và nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Quyết định 22). Chính sách được ban hành kịp thời, các cấp, ngành khẩn trương vào cuộc. Bên cạnh hỗ trợ về kinh phí đồng thời huy động các nguồn lực tại chỗ để giúp người dân, từ thực tiễn trong quá trình thực hiện Quyết định 22, chính quyền, các ban, ngành, địa phương còn tích cực hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc liên quan các quy định, thủ tục về đất đai, tạo điều kiện tối đa cho người dân được an cư trong những ngôi nhà mới.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (Đức Thọ).

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, các gia đình chính sách, hộ nghèo ở Thạch Hà được tạo điều kiện tối đa để hưởng chính sách về hỗ trợ xây dựng nhà ở của tỉnh.

Ông Nguyễn Bá Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: “Ban Chỉ đạo xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh lũ, nhà ở hộ nghèo, hộ chính sách huyện Thạch Hà đã chủ động rà soát, thống kê tất cả các đối tượng gặp vướng mắc về đất đai, phân nhóm, giao các đơn vị, bộ phận chuyên môn hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hồ sơ, tham mưu phương án giải quyết cho từng người, tạo điều kiện tối đa để hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai trong thời gian sớm nhất, đảm bảo cho người dân được xây nhà ở theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 22 tỉnh. Đến nay, toàn huyện đã có 271 hộ được xây dựng nhà ở theo Quyết định 22.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Những ngày này, khi mùa mưa bão đang đến gần, về những địa bàn vùng rốn lũ, càng cảm nhận được niềm vui đang nhân lên trong những nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ khang trang, ấm áp. Các công trình với kinh phí đầu tư bình quân 2 tỷ đồng/nhà, thiết kế 2 tầng, được xây dựng từ năm 2021 đến nay đã phát huy tác dụng trong các mùa mưa bão, trở thành điểm tựa vững chắc cho bà con khi thiên tai, nhất là những địa bàn như: Hương Khê, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Thạch Hà, Vũ Quang… Hơn thế, “cú hích” từ Nghị quyết 01 còn giúp người dân vùng nông thôn được hội họp, hoạt động thể thao, văn nghệ trong những ngôi nhà văn hóa khang trang, đồng bộ. Nhờ đó, đời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú và sự gắn kết cộng đồng dân cư cũng thêm bền chặt.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

“Cú hích” từ Nghị quyết 01 còn giúp người dân vùng nông thôn được hội họp, hoạt động thể thao, văn nghệ trong những ngôi nhà văn hóa khang trang, đồng bộ.

Ông Nguyễn Tiến Sỹ - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Điền Mỹ (Hương Khê) cho biết: “Thụ hưởng chính sách nhân văn của tỉnh và sự chung sức của cộng đồng, xã Điền Mỹ đã xây dựng được công trình nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ tại thôn Trung Tiến - vùng thấp trũng, thường xuyên bị ngập lụt. Trận mưa lớn vào cuối năm 2021 đã không còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bà con như những đợt mưa trước nữa. Ngoài ra, công trình còn giúp thôn củng cố tiêu chí quan trọng về hạ tầng cơ sở; cảnh quan, môi trường, văn hóa, góp phần xây dựng thành công khu dân cư NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2022”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Theo ông Nguyễn Trí Lạc - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, tiêu chí hàng đầu khi triển khai chương trình theo Quyết định 22 là các công trình phải đảm bảo chất lượng, kiên cố, an toàn, do vậy, ngoài kinh phí 70 triệu đồng/nhà từ nguồn hỗ trợ ban đầu của chương trình, các cấp, ngành, đoàn thể đã huy động gia đình, dòng họ, xóm làng hỗ trợ kinh phí, ngày công, vật liệu xây dựng để giúp người dân có được những căn nhà khang trang, kiên cố, giá trị sử dụng lâu dài. Từ sự chung sức đó, đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 58 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ, gần 5.000 nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và hộ bị thiệt hại do thiên tai, với tổng kinh phí hơn 397 tỷ đồng. Đây là thành quả được kết tinh từ chủ trương an sinh xã hội đúng đắn, cách làm tâm huyết, hiệu quả và tinh thần đại đoàn kết toàn dân; góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Chính sách nhân văn của tỉnh từ Nghị quyết 01 đã tạo được sự lan tỏa, cộng hưởng tới tất cả các địa phương và cả cộng đồng, huy động được nguồn lực lớn của toàn xã hội để xây dựng nhà văn hóa và nhà ở cho người nghèo. Cuộc sống mới ở làng chài thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (Đức Thọ) là một trong những câu chuyện xúc động trong hành trình chăm lo điều kiện sống cho người nghèo của Hà Tĩnh.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Ước mơ được an cư của người dân làng vạn chài thôn Tiền Phong đã trở thành hiện thực.

Chúng tôi cùng ông Nguyễn Quang Việt - Chủ tịch UBND xã Quang Vĩnh đi trên con đường bê tông mới tinh, rộng rãi và sạch đẹp của thôn Tiền Phong, ngắm nhìn những dãy nhà liền kề san sát mái ngói đỏ tươi trong nắng của khu tái định cư cho người dân làng chài. “Cuối năm 2022, 24 hộ dân của làng chài thôn Tiền Phong từng sống lênh đênh trên sông nước đã chính thức dọn về ở trong những căn nhà mới của khu tái định cư. Cuộc sống của họ bây giờ đổi thay lắm rồi! Không chỉ có nhà, có đất, người dân còn được chăm lo đầy đủ từ khám chữa bệnh, học hành, được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trên bờ song song với nghề đánh bắt thủy sản truyền thống” - ông Việt phấn khởi chia sẻ.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Khu tái định cư thôn Tiền Phong là một công trình “lịch sử”, hiện thực hóa ước mơ, khát vọng “lên bờ” bao đời nay của các thế hệ người dân vạn chài, cũng như niềm trăn trở của lãnh đạo huyện, tỉnh trong nhiều năm qua. Với sự kêu gọi, kết nối của tỉnh, sự đồng cảm, chia sẻ của các mạnh thường quân, sau 1 năm xây dựng, đến cuối năm 2022, công trình khu tái định cư với 24 căn hộ liền kề cùng các công trình giao thông, đường điện thắp sáng với tổng trị giá hơn 9 tỷ đồng... đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng trong niềm hạnh phúc của bà con.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Cuối năm 2022, 24 hộ dân của làng vạn chài thôn Tiền Phong, từng sống lênh đênh trên sông đã chính thức dọn về ở trong những căn nhà mới của khu tái định cư.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Gia đình anh Nguyễn Trường Sinh và người dân làng vạn chài vui mừng khi được lên bờ an cư.

Anh Nguyễn Trường Sinh (SN 1982, người dân làng chài) vui mừng bày tỏ: “Từ thuở lọt lòng đến nay, tôi mới được ở trong căn nhà khang trang, vững chãi như thế này. Gia đình tôi có chỗ ăn ở, sinh hoạt ổn định; có đất trồng rau, nuôi gà - điều mà trước đây chúng tôi không bao giờ dám nghĩ đến. Con gái tôi hằng ngày cũng không còn phải chèo thuyền lên bờ rồi xin đi nhờ xe của bạn để đến trường nữa. Cuộc sống của người dân vạn chài đã thực sự có bước ngoặt lớn”.

Lan tỏa tinh thần từ Nghị quyết 01, không chỉ dựa vào nguồn lực của tỉnh, các địa phương đều có sự trăn trở và triển khai nhiều giải pháp, cách làm để huy động nguồn lực, dồn sức cải thiện điều kiện nhà ở cho người dân. Là địa phương khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, số lượng nhà ở của người dân cần sửa chữa, xây mới nhiều với hơn 630 hộ, việc huy động nguồn lực xã hội hóa chăm lo cho đời sống, xây dựng nhà ở kiên cố được cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Anh đặc biệt quan tâm thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ. Ngoài nguồn hỗ trợ của tỉnh, đến nay, địa phương đã huy động được 41,5 tỷ đồng để xây dựng 471 ngôi nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai và 4 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ trên địa bàn.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Với cách làm sáng tạo, huyện Kỳ Anh huy động hiệu quả nguồn lực để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Ông Hồ Huy Thành - Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh cho biết: “Để tranh thủ các nguồn hỗ trợ, huyện luôn có sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp, mạnh thường quân; tổ chức chương trình huy động nguồn lực phù hợp. Nhờ đó, không chỉ Nhân dân địa phương mà con em xa quê, các nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh đều tích cực ủng hộ kinh phí. Quá trình triển khai, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết; ban hành tiêu chí cho từng nhóm đối tượng được hỗ trợ để đảm bảo công bằng, minh bạch; thành lập tổ công tác rà soát, xác minh và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh”.

Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách đã được lan truyền rộng rãi tới từng khu dân cư, từng địa bàn thôn xóm và mỗi người dân, tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ trong cộng đồng, từ tỉnh đến thôn xóm, từ miền xuôi đến miền ngược. Chị Dương Thị Huê (SN 1986, thôn Đồng Tiến, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh) chia sẻ: “May mắn khi được các cấp, ngành hỗ trợ 70 triệu đồng, lại được sự giúp đỡ của xóm làng, đoàn thể từ tiền của, ngày công nên gia đình tôi đã có đủ điều kiện để xây căn nhà khang trang như thế này. Tôi không bao giờ quên sự yêu thương, đùm bọc của cộng đồng, bà con làng xóm”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Từ cách làm khoa học, sáng tạo, Hà Tĩnh tiếp tục huy động hiệu quả nguồn lực chăm lo chốn an cư cho người nghèo.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Điều đáng mừng là cách làm trách nhiệm, hiệu quả, khoa học của Hà Tĩnh đã và đang tạo dựng được niềm tin từ các đơn vị tài trợ. Nhờ đó, các chương trình làm nhà ở kiên cố cho người nghèo đang tiếp tục được nhiều đơn vị, tổ chức tích cực đồng hành. Tiêu biểu như các chương trình: xây dựng 1.000 căn nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở tại Hà Tĩnh được Bộ Công an tài trợ với số tiền 50 tỷ đồng; chương trình xây dựng 750 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh có nhà ở xuống cấp, nguy cơ đổ sập từ nguồn kinh phí Quỹ Cứu trợ tỉnh cũng đang được Ban Vận động cứu trợ tỉnh và các địa phương tích cực triển khai... Trong chuyến công tác tại địa phương vào đầu tháng 8 vừa qua, đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ghi nhận và đánh giá cao tỉnh Hà Tĩnh trong việc nỗ lực triển khai công tác an sinh xã hội, đặc biệt là việc triển khai xây dựng nhà ở, giúp nhiều hộ dân khó khăn có điều kiện ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (Bài 1): Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao tặng quà cho 24 hộ dân làng vạn chài Tiền Phong.

Ngay từ những ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục tiêu của Nhà nước ta: “Một là, làm cho dân có ăn. Hai là, làm cho dân có mặc. Ba là, làm cho dân có chỗ ở. Bốn là, làm cho dân được học hành”. Thấm nhuần tư tưởng vì dân của Người, với đặc thù của địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, từ nhiều nhiệm kỳ qua, Hà Tĩnh luôn chăm lo “làm cho dân có chỗ ở”. Nhiệm kỳ 2020-2025, trong bối cảnh khó khăn, Đảng bộ, chính quyền Hà Tĩnh đã kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách đúng đắn, phương pháp thực hiện sáng tạo và trách nhiệm. Từ đó huy động được cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội giúp hàng nghìn hộ dân đã có chốn an cư; đời sống tinh thần, vật chất được đổi thay, góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững.

THIẾT KẾ & KỸ THUẬT: THÀNH NAM - NGỌC NGỌC NHI

>> Bài 2: Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

>> Bài 3: Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

>> Bài cuối: Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast