Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?
Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?
Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì? Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì? Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?

Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?

Câu 118: Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?

Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:

- Đơn ứng cử.

- Sơ yếu lý lịch có đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người ứng cử cư trú.

- Tiểu sử tóm tắt.

- Mỗi bộ hồ sơ ứng cử của người ứng cử gửi kèm theo 03 ảnh chân dung màu, nền trắng, cỡ 4cm x 6cm (không kể ảnh dán trên Sơ yếu lý lịch và Tiểu sử tóm tắt). Ảnh chân dung của người ứng cử là ảnh được chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ứng cử. Trong Sơ yếu lý lịch, Tiểu sử tóm tắt, ảnh của người ứng cử phải được dán đúng vị trí quy định và được đóng dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người ứng cử cư trú.

- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?

Tại hội nghị hiệp thương lần thứ 2 để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH khóa XV, Hà Tĩnh thống nhất danh sách sơ bộ 13 người ứng cử Đại biểu Quốc hội.

Người ứng cử thực hiện việc kê khai các nội dung đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn trong các mẫu văn bản thuộc hồ sơ ứng cử ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBC của Hội đồng bầu cử quốc gia. Việc kê khai có thể thực hiện bằng cách viết tay hoặc đánh máy nhưng phải bảo đảm đúng theo các mẫu văn bản thuộc hồ sơ ứng cử do Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành. Người ứng cử ký vào từng trang văn bản của hồ sơ ứng cử.

Câu 119: Người ứng cử có phải nộp giấy khám sức khỏe để chứng minh mình đáp ứng tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hay không?

Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì trong hồ sơ ứng cử không bao gồm giấy khám sức khỏe. Trong hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia ở các mẫu Sơ yếu lý lịch và Tiểu sử tóm tắt của người ứng cử (các mẫu số 02, 03/HĐBC-QH và 07, 08/HĐBC-HĐND) đều có các mục kê khai thể hiện cụ thể các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (trong đó có mục “Tình trạng sức khỏe”) để người ứng cử tự kê khai và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung mình đã kê khai trong hồ sơ ứng cử.

Do đó, khi nộp hồ sơ ứng cử, người ứng cử (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) không phải nộp kèm theo giấy khám sức khỏe.

Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Ban Tổ chức Trung ương có nêu yêu cầu về tiêu chuẩn sức khỏe là để áp dụng riêng đối với các trường hợp được giới thiệu ứng cử để làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?

Cử tri xem xét danh sách ứng cử viên ĐBQH và HĐND các cấp. Ảnh tư liệu internet

Theo đó, người được giới thiệu ứng cử phải được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 5 năm 2021, cụ thể là đối với cán bộ ở các cơ quan trung ương do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe; đối với cán bộ ở địa phương do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe.

Kết quả khám sức khỏe này sẽ làm căn cứ cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng trong quá trình xem xét, lựa chọn nhân sự, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân để hoạt động chuyên trách tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong nhiệm kỳ 2021-2026.

Khi đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất giới thiệu ra ứng cử thì người được giới thiệu ứng cử thực hiện việc lập và nộp hồ sơ với các thành phần tài liệu theo đúng quy định tại Điều 35 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG của Hội đồng bầu cử quốc gia.

Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì? Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì? Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast