Emagazine

Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?

Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?
Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?

Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

Câu 146: Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành như thế nào?

Ngay sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức họp với đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã nơi có người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú và đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử để hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương họp với người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp (đối với cấp xã thì mời các Trưởng ban công tác Mặt trận trên địa bàn), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cư trú để hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có tên trong danh sách sơ bộ; lấy ý kiến cử tri nơi công tác (nếu có) đối với người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và cử tri nơi công tác (nếu có) đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 3 năm 2021 đến ngày 13 tháng 4 năm 2021 (từ sau khi kết thúc Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đến trước khi bắt đầu Hội nghị hiệp thương lần thứ ba).

Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?

Sáng 17/3/2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị hướng dẫn lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử ĐBQH khóa XV và HĐND tỉnh khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026.

Hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì tổ chức hội nghị cử tri tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đang sinh sống. Trường hợp người ứng cử cư trú tại khu chung cư, khu đô thị chưa có tổ dân phố thì tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị nơi người đó sinh sống để lấy ý kiến đối với người ứng cử.

Hình thức tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú được thực hiện như sau:

- Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là 50% tổng số cử tri được triệu tập.

- Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị. Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách và mời cử tri đến dự hội nghị. Trường hợp tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị chưa được tách hay thành lập tổ dân phố riêng thì Trưởng ban công tác Mặt trận đang phụ trách địa bàn nơi có khu chung cư, khu đô thị phối hợp với Ban quản trị hoặc Ban quản lý khu chung cư, Ban quản trị khu đô thị (nếu có) lập danh sách và mời cử tri cư trú tại tòa nhà khu chung cư hoặc khu đô thị đến dự hội nghị.

Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú được thực hiện như sau:

- Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị. Người chủ trì có trách nhiệm sau đây:

+ Giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị.

+ Giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định.

+ Báo cáo về số lượng cử tri được mời, số lượng cử tri có mặt.

+ Giới thiệu danh sách người ứng cử.

+ Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội), tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân) và những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Thư ký hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử.

- Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử. Cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử.

- Người ứng cử phát biểu.

- Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phát biểu ý kiến.

- Hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người ứng cử. Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C... Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.

- Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết.

- Hội nghị thông qua biên bản hội nghị cử tri (theo Mẫu số 02/HNCT). Biên bản hội nghị cử tri phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị; trong đó, phải ghi rõ tổng số cử tri được triệu tập, số lượng cử tri có mặt, ý kiến phát biểu và sự tín nhiệm của cử tri đối với từng người ứng cử.

Biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu, người tự ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri.

Biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri.

Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?Khi nào diễn ra hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trưa 22/7, tại Văn phòng Thủ tướng Lào, thay mặt Chính phủ Lào, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào Bouakhong Nammavong đã tổ chức họp báo, thông báo Lào sẽ để tang cấp quốc gia tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 25-26/7 tới.
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.