Quốc phòng - An ninh

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Tiếp nối truyền thống hào hùng của lớp lớp cha anh, các chiến sĩ hải quân hôm nay vững vàng nơi đầu sóng để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Giữa muôn trùng khơi, những người lính chỉ mới mười tám, đôi mươi vẫn luôn vững tay súng với câu hát “lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Video: Các chiến sĩ trẻ nhà giàn DK1 thể hiện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dù lần đầu công tác ở nơi “đầu sóng ngọn gió”.

Trên 2 tàu Trường Sa 10 và Trường Sa 21, cùng các thành viên trong đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đi thăm, chúc tết còn có những chiến sĩ trẻ được Tiểu đoàn DK1 tăng cường cho các nhà giàn. Trong số 12 chiến sĩ ấy, phần lớn đang ở độ tuổi mười tám, đôi mươi và đây là lần đầu tiên họ nhận nhiệm vụ ở nơi biển đảo xa xôi.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Các chiến sĩ trẻ lần đầu rời xa gia đình công tác tại nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Ngày tiễn con trai Lê Đình Ngọc Tân (SN 2001) lên đường làm nhiệm vụ, vợ chồng ông Lê Đình Tâm (SN 1963), bà Cam Ngọc Ánh (SN 1968, phường 1, TP Vũng Tàu) không giấu nổi xúc động xen lẫn tự hào. Có bố và anh trai từng tham gia, phục vụ trong quân ngũ chính là niềm tin, tiếp thêm động lực để Tân khoác lên mình chiếc áo hải quân và sẵn sàng ra nhà giàn DK1/19 công tác. Chưa hình dung được nơi mình sẽ gắn bó như thế nào, sự khắc nghiệt thời tiết biển đảo ra sao nhưng chiến sĩ trẻ Lê Đình Ngọc Tân tự hứa rằng, dù khó khăn tới mấy cũng sẽ nỗ lực vượt qua. “Em biết, ra công tác tại nhà giàn DK1 sẽ khá vất vả, nhất là phải xa gia đình, người thân. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ hết sức cao cả và em tin bản thân mình sẽ hoàn thành tốt” – Tân tâm sự.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Hôn lên má con trai trước khi Tân bước lên tàu, bà Cam Ngọc Ánh dặn dò: “Được cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của bất cứ thanh niên nào và mẹ tin con sẽ làm được. Con hãy yên tâm công tác, bố, mẹ và gia đình luôn bên cạnh con”.

Sau 11 tháng huấn luyện ở Tiểu đoàn DK1, chiến sĩ trẻ Nguyễn Tấn Đạt (SN 2002, quận 8, TP Hồ Chí Minh) cũng là một trong những đồng chí được tăng cường cho nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau. “Dù là chiến sĩ trẻ và công tác ở nơi rất đặc biệt nhưng em sẽ cố gắng phát huy tinh thần người lính Cụ Hồ, vững tay súng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Em cũng tin môi trường quân đội sẽ giúp bản thân mình trưởng thành hơn” - Nguyễn Tấn Đạt tâm sự.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Người lính hải quân động viên chiến sĩ trẻ Nguyễn Tấn Đạt đang trên đường ra nhà giàn DK1/10 nhận nhiệm vụ.

Ngay khi đặt chân lên nhà giàn DK1/10 và báo cáo với chỉ huy, chiến sĩ Nguyễn Tấn Đạt nhanh chóng nhận nhiệm vụ phối hợp với đồng đội thực hiện việc trực gác trên tầng cao nhất nhà giàn. Nhìn tác phong chuyên nghiệp, tự tin của Đạt, chúng tôi tin chiến sĩ trẻ này sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đơn vị giao phó.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Chiến sĩ trẻ Nguyễn Tấn Đạt (cầm ống nhòm) trực gác ở nhà giàn DK1/10.

Đại tá Phạm Quyết Tiến – Phó Tư lệnh Vùng 2 Hải quân cho hay: Các chiến sĩ trẻ trước khi ra nhà giàn DK1 công tác sẽ trải qua đợt huấn luyện để đảm bảo chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về tư tưởng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở nhà giàn, các tân binh còn được chỉ huy và lớp đàn anh đi trước truyền đạt kinh nghiệm về sinh hoạt, chuyên môn công tác. Vậy nên, dù là chiến sĩ trẻ nhưng các tân binh luôn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở các nhà giàn DK1.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”
Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 thực hiện nhiệm vụ ở nơi “đầu sóng ngọn gió”.

Những người lính hải quân thường thực hiện nhiệm vụ liên tục trên nhà giàn từ 8 đến 12 tháng. Thế nhưng, cũng có khi do yêu cầu công việc nên có người phải ở hơn 20 tháng mới vào đất liền. Bốn bề là biển, có lẽ không nơi nào khó khăn như nhà giàn DK1 nhưng tập thể cán bộ, chiến sĩ đã cùng nhau vượt qua để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

DK1/10 là nhà giàn thứ 6 mà Trung úy Bạch Đình Huệ (SN 1991, quê xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) tới thực hiện nhiệm vụ sau 7 năm khoác lên mình chiếc áo của người lính hải quân. Trước nhà giàn DK/10, Trung úy Huệ đã từng làm việc ở các nhà giàn: DK1/18, DK1/7, DK1/9, DK1/8 và DK1/16. Công tác ở nhà giàn bao nhiêu năm cũng là chừng ấy mùa xuân, Huệ chưa được ăn tết cùng gia đình. Trước khi nhận nhiệm vụ ở nhà giàn DK1/10, Trung úy Bạch Đình Huệ đã có đính ước với người bạn gái Nguyễn Thị Thảo Vy (SN 1991, TP Vũng Tàu) và dự tính ra tết sẽ tổ chức hôn lễ. Tuy nhiên, khi đơn vị có yêu cầu ra nhà giàn công tác, Huệ đã động viên bạn gái và gia đình tạm hoãn việc cưới xin để hoàn thành nghĩa vụ mà Tổ quốc giao phó.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Bạch Đình Huệ.

Thấu hiểu được sự vất vả của người lính hải quân, bạn gái đã động viên, sẻ chia để Trung úy Bạch Đình Huệ yên tâm công tác. “Được phụng sự khi Tổ quốc cần là điều vinh dự, may mắn và cũng là nghĩa vụ với người lính hải quân. Tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đơn vị giao phó rồi mới tính tới chuyện của bản thân” – Trung úy Bạch Đình Huệ bộc bạch.

Thượng tá Nghiêm Xuân Thái – Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 cho hay: Công tác ở nhà giàn DK1, ngoài phải xa gia đình, người thân, thì thời tiết khắc nghiệt cũng là trở ngại với bất kỳ ai khi mùa nắng thì “cháy da, cháy thịt”, còn mùa mưa thì sóng cả, bão giông. Khó khăn là vậy nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ trên các “pháo đài thép” vẫn miệt mài huấn luyện, nêu cao cảnh giác, bám sát mục tiêu, thực hiện nghiêm các chế độ quy định, sẵn sàng chiến đấu.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Trung tá Ngô Văn Danh thông tin về tình hình trên biển với chỉ huy.

Kể từ ngày thành lập cụm dịch vụ kinh tế - khoa học – kỹ thuật trên thềm lục địa phía Nam (ngày 5/7/1989), biết bao thế hệ cán bộ, chiến sỹ Vùng 2 Hải quân, mà trực tiếp là cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 đã gác lại những tình cảm riêng tư, để có mặt, làm nhiệm vụ trên các nhà giàn cùng với muôn vàn khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt. Từ 3 đơn vị nhà giàn đầu tiên, đến nay Tiểu đoàn DK1 đã phát triển lên 15 đơn vị nhà giàn với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, trở thành một lực lượng độc lập nằm trong đội hình chiến đấu quan trọng của Vùng 2 Hải quân.

Đứng chân trên vùng biển phía Nam Tổ quốc, những người lính hải quân ngày đêm trực chiến, canh giữ giữa khơi xa, phát hiện và báo cáo kịp thời mục tiêu trên biển, trên không; cùng các lực lượng tạo thành thế trận liên hoàn vững chắc, kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu, hành động xâm lấn chủ quyền, bảo vệ an toàn các nhà trạm và khu vực biển trên thềm lục địa. Những thành tích, chiến công, kết quả ấy không chỉ đổi bằng nghị lực, ý chí mà còn phải đổi bằng mồ hôi và xương máu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Thực hiện nhiệm vụ ở nơi “đầu sóng ngọn gió” nhưng các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 vẫn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Giọng trầm lại, Thượng tá Nghiêm Xuân Thái – Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 xúc động kể: Đóng ở nơi bốn bề là đại dương bao la, các nhà giàn thường phải chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt. Và vào các năm 1990, 1996, 1998, 2000, bão lớn đã làm đổ một số nhà giàn – nơi cán bộ, chiến sĩ hải quân đang thực hiện nhiệm vụ.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Nhà giàn DK1 là cột mốc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đó là đêm ngày 4, rạng sáng ngày 5/12/1990, cơn bão số 10 có sức gió giật trên cấp 12 đổ bộ vào khu vực Nam Biển Đông đã làm nhà giàn DK1/3 cụm Phúc Tần bị đổ, hất toàn bộ cán bộ, chiến sỹ xuống biển. Thượng úy Trần Hữu Quảng đã nêu cao vai trò người bí thư chi bộ, động viên đồng đội bám sát, hỗ trợ nhau chống chọi với sóng dữ. Cận kề giữa sự sống và cái chết, anh đã nhường chiếc phao cá nhân và miếng lương khô cuối cùng của mình cho người chiến sỹ yếu nhất, nhường sự sống cho đồng đội, rồi thanh thản ra đi.

Hay như năm 1998, trước sự hung dữ và tàn khốc của cơn bão số 8, nhà giàn DK1/6 cụm Phúc Nguyên bị nghiêng, rung lắc dữ dội, cán bộ, chiến sĩ vẫn kiên trì bám trụ, giữ thông tin liên lạc với Sở Chỉ huy Quân chủng Hải quân và bình tĩnh, dũng cảm, kiên cường chống chọi với những trận cuồng phong giữa đêm đen mịt mùng, với tinh thần “còn người, còn nhà giàn”, quyết bám trụ đến cùng. Thời điểm nhà giàn bị đổ, cả 9 cán bộ, chiến sỹ bị hất tung xuống biển, dù lực lượng cứu hộ đã rất cố gắng nhưng 3 cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp đã anh dũng hy sinh. Trong đó, Chuẩn úy chuyên nghiệp Nguyễn Văn An ra đi khi con nhỏ mới chào đời chưa một lần kịp nhìn mặt bố; Chuẩn úy Lê Đức Hồng đã cố gắng đến cùng để giữ vững thông tin liên lạc với Sở Chỉ huy Quân chủng, đến khi nhà giàn bị đổ, chỉ kịp gửi lời chào “vĩnh biệt đất liền” để rồi mãi nằm lại với biển khơi...

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Đồ dùng, trang thiết bị của người lính hải quân luôn được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp.

“Từ khi xây dựng tới nay, đã có 11 người lính nhà giàn DK1 mãi mãi nằm lại với đại dương. Vào thời khắc giữa sự sống và cái chết, các anh đã thể hiện rõ lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc, Nhân dân, phát huy truyền thống tốt đẹp của người lính “Bộ đội Cụ Hồ” bám trụ đến cùng, chấp nhận hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Sự hy sinh của các anh như là khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc” - Thượng tá Nghiêm Xuân Thái tâm sự.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên nhà giàn DK1.

Đại tá Phạm Quyết Tiến – Phó Tư lệnh Vùng 2 Hải quân cho hay: Những năm gần đây, trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông, nhiệm vụ của những cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 ngày càng nặng nề hơn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, các cán bộ, chiến sĩ đã không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, làm chủ vũ khí trang thiết bị, chú trọng huấn luyện cơ bản, thuần thục theo các phương án tác chiến, giỏi kỹ thuật chuyên ngành, lấy thực hành là chính. Bên cạnh nhiệm vụ trực chốt bảo vệ chủ quyền biển đảo, những năm qua, các nhà giàn DK1 còn là chỗ dựa vững chắc cho bà con ngư dân vươn khơi bám biển, cung cấp nước ngọt và các nhu yếu phẩm khác, cứu nạn, hỗ trợ cho hàng trăm lượt tàu thuyền và ngư dân. Người lính hải quân nhà giàn còn thường xuyên theo dõi nắm bắt diễn biến, thông tin kịp thời và tổ chức bắn pháo hiệu thông báo cho tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn trong mùa giông bão.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Dù khó khăn nhưng người lính hải quân vẫn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

Việc xây dựng các nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế và phát triển kinh tế biển gắn chặt với yêu cầu bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc.

Đón xuân trên những “pháo đài thép” giữa biển trời Tổ quốc (bài 3): “Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”

Trên mái nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay, như lời khẳng định chủ quyền không thể xâm phạm của đất nước.

34 năm chốt chặn ở thềm lục địa phía Nam, biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ hải quân đã dành trọn tuổi thanh xuân của mình để xây dựng, gìn giữ nhà giàn DK1 trở thành những “pháo đài thép” hiên ngang giữa biển trời, khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nơi “đầu sóng ngọn gió”. Chính các anh là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao để thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống, tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc, quê hương.

Bài 1: Vượt sóng gió mang tết đến nhà giàn DK1

Bài 2: Vui xuân, chắc tay súng giữ biển trời Tổ quốc

Thiết kế: Công Ngọc

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.