Quốc phòng - An ninh

Trên trận địa không tiếng súng

Những đêm mưa rừng không ngủ, những bữa cơm ăn vội, những khoảnh khắc đối mặt với nguy hiểm… sẽ là những ký ức không bao giờ quên của những cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trên trận địa không tiếng súng chống dịch bệnh Covid-19…

Trên trận địa không tiếng súng

Video: Gác dịch trong rừng sâu, chiến sỹ Biên phòng Hà Tĩnh nhắn gửi “HÃY Ở NHÀ”! (Thực hiện: Lê Tuấn - Thế Mạnh)

Trên trận địa không tiếng súng

Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là nơi đầu tiên của Hà Tĩnh tiếp nhận các công dân nhập cảnh về nước và thực hiện cách ly tập trung theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ nên việc đảm bảo tiếp nhận ban đầu là rất quan trọng.

Chung tay cùng các lực lượng chống dịch Covid-19 tại khu vực cửa khẩu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh đã tăng cường lực lượng, bố trí cán bộ chiến sỹ thực hiện phân luồng, hướng dẫn người dân làm các thủ tục nhập cảnh và khai báo, kiểm tra y tế; đồng thời bố trí cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ thường xuyên ở 12 chốt kiểm dịch cố định và 2 tổ tuần tra lưu động chốt chặn tại các đường mòn, lối mở, 2 bên cánh gà khu vực cửa khẩu Cầu Treo.

Trên trận địa không tiếng súng

Ảnh: tư liệu

Có mặt từ những ngày đầu chuẩn bị cho kế hoạch đón công dân trở về nước qua cửa khẩu Cầu Treo, Thượng uý Võ Anh Tuấn - Phó Trạm trưởng Trạm Biên phòng Cửa khẩu Cầu Treo đã cùng đồng chí, đồng đội ở đây hơn 1 tháng trời.

Thượng úy Tuấn kể, có những ngày, số lượng lao động trở về nước hơn 500 người khiến công việc rất căng thẳng. Tuy nhiên, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, với bản lĩnh của người BĐBP, toàn bộ cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ ở đây đều lặng lẽ nỗ lực. BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác, thực hiện nhiệm vụ phân luồng, phun hoá chất, đo thân nhiệt, hướng dẫn khai báo y tế một cách nhanh chóng.

Trên trận địa không tiếng súng

Gian nan và hiểm nguy hơn là nhiệm vụ tuần tra lưu động, phát hiện các đối tượng nhập cảnh trái phép. Có một bộ phận không nhỏ công dân, vì sợ phải cách ly tập trung nên cố tình nhập cảnh trái phép qua những đường mòn, lối mở. Đó là một nguy cơ đối với những nỗ lực chống dịch của cả tỉnh.

Để ngăn chặn tình trạng đó, tổ tuần tra lưu động BĐBP Hà Tĩnh liên tục tổ chức các đợt tuần tra kiểm soát, khép kín địa bàn. Các anh đã dựng lán trại dã chiến tại các đường mòn lối mở, các khu vực 2 bên cánh gà cửa khẩu. Luôn luôn có 5 chiến sỹ thường trực ở các chốt chặn, phối hợp với tổ tuần tra cơ động liên tục rà soát những khu vực này. Việc tuần tra, canh gác được thực hiện không kể ngày đêm, nhằm kịp thời phát hiện các đối tượng nhập cảnh trái phép.

Trên trận địa không tiếng súng

Ảnh: Thế Mạnh - Minh Toàn

Hiện nay, tuy lượng người về qua cửa khẩu không còn ồ ạt như những ngày đầu thực hiện cách ly nhưng nguy cơ nhập cảnh trái phép vẫn còn. Chính vì thế, hơn bao giờ hết, các cán bộ, chiến sỹ biên phòng vẫn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là.

“Chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi là tất cả công sức cả tháng qua của chúng tôi đổ sông, đổ bể. Chính vì thế, dẫu đã vô cùng mệt mỏi, căng thẳng, song anh em chúng tôi vẫn kiên gan, bền chí, cùng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này” – thượng uý Võ Anh Tuấn chia sẻ.

Trên trận địa không tiếng súng

Trên trận địa không tiếng súng

Đến nay, có lẽ nhiều người còn nhớ rõ không khí khẩn trương trong đêm 18/3/2020 tại khu cách ly tập trung cổng B huyện Hương Sơn. Ngay sau khi có lệnh, toàn bộ cán bộ, chiến sỹ Ban chỉ huy quân sự huyện Hương Sơn đã có mặt để lắp giường và chuẩn bị các điều kiện thiết yếu để đón 138 công dân đầu tiên nhập cảnh trở về nước.

Đại uý Trần Văn Châu - Ban chỉ huy Quân sự huyện Hương Sơn tâm sự: “Kể từ sau đêm đó, nhiệm vụ thường xuyên của chúng tôi là đảm bảo hậu cần cho khu cách ly. Có những việc có tên và có những việc không tên. Và, những người ở vòng trong của khu cách ly luôn là những người phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm. Thực hiện nhiệm vụ này, cán bộ, chiến sỹ chúng tôi không chỉ cũng phải cách ly mà còn phục vụ công dân trong khu cách ly. Tuy nhiên, ai cũng nhận nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm rất cao”.

Trên trận địa không tiếng súng

Ảnh: Ánh Dương - Thế Mạnh

Đó cũng là tinh thần chung của người bộ đội Cụ Hồ ở các khu cách ly khác trong tỉnh. Ở trên trận địa không tiếng súng này, cũng có những hiểm nguy rình rập. Nhiều nhất có lẽ là đối với lực lượng quân y. Họ là những người nhận nhiệm vụ ở vòng trong, cùng với y, bác sỹ của ngành y tế, hàng ngày kiểm tra, chăm sóc sức khoẻ cho các công dân, kịp thời phát hiện những trường hợp nghi nhiễm để có biện pháp cách ly và điều trị phù hợp.

Trên trận địa không tiếng súng

Ảnh: Văn Đức

Trong những ngày chống dịch vừa qua, cũng có rất nhiều những câu chuyện cảm động của lực lượng quân sự. Chúng tôi đã nhiều lần rưng rưng khi đọc đâu đó trên những trang facebook cá nhân tâm sự của những ông bố xa con cả tháng trời. Có người “gà trống nuôi con”, theo nhiệm vụ bỏ 3 đứa con thơ ở nhà tự chăm sóc nhau. Có người vợ đau ốm triền miên, con nhỏ nhập viện cũng chỉ có thể động viên qua điện thoại…

Tuy nhiên, đi qua những khoảnh khắc yếu lòng ấy, các anh lại lặng lẽ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng tất cả trách nhiệm của người lính với Tổ quốc, bằng tất cả sự chân tình của đồng bào…

Trên trận địa không tiếng súng

Tham gia trận địa chống dịch bệnh Covid-19, lực lượng công an đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các phòng chuyên môn và công an các huyện, thị đã huy động 100% lực lượng, có mặt ở hầu hết các “chiến tuyến”.

Trên tuyến đầu, các cán bộ, chiến sỹ công an kiểm soát chặt chẽ việc xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài; thường trực bảo vệ an ninh, trật tự các khu vực cách ly tập trung.

Một bộ phận khác tích cực phối hợp với các lực lượng quân đội, y tế thực hiện tốt công tác phát hiện, giám sát cách ly đối với những người nhiễm, nghi nhiễm dịch Covid-19.

Trên trận địa không tiếng súng

Từ ngày 25/3 đến nay, đều đặn mỗi ngày 2 lần, thượng uý Trương Quang Phước (Công an xã Thạch Đài, Thạch Hà) lại cầm loa tuyên truyền cho những công dân trong khu cách ly về cách phòng chống dịch bệnh. Cùng với việc tuyên truyền là những lời động viên, nhắc nhở công dân thực hiện nghiêm túc nguyên tắc cách ly của Bộ Y tế.

Thượng uý Trương Quang Phước cho biết: “Công việc của tôi không chỉ gói gọn trong những lần cầm loa tuyên truyền. Sau nhiệm vụ ấy, tôi cũng một số đồng chí nữa còn thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trong khu cách ly. Nhận nhiệm vụ ở vòng trong của khu cách ly, ngay từ đầu tôi cũng ý thức được mình cũng là một người đang đồng thời thực hiện nhiệm vụ cách ly”.

“Bên cạnh nhắc nhở công dân thực hiện những nguyên tắc, chúng tôi cũng có những cuộc trò chuyện từ xa để nắm bắt tâm lý. Kịp thời động viên, uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc và định hướng việc tiếp cận thông tin cho công dân. Đến nay, tôi đã thuộc tên rất nhiều người. Và rất có thể, sau đợt cách ly này, tôi có thêm nhiều người bạn” – thượng uý Quang Phước chia sẻ thêm.

Trên trận địa không tiếng súng

Chia sẻ với những gian khổ, khó khăn của lực lượng vòng trong, ở vòng ngoài, các lực lượng chuyên môn cũng nỗ lực theo dõi, giám sát và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai về dịch bệnh. Bên cạnh đó cũng tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi lừa đảo, trục lợi liên quan đến phòng, chống dịch bệnh…

Trên trận địa không tiếng súng

Thời gian qua, có rất nhiều người phát ngôn lệch lạc, gây hoang mang trong dư luận, bị lực lượng công an xử lý nghiêm minh đã tạo nên sự tin tưởng cao trong quần chúng nhân dân. Việc làm đó cũng đã góp phần to lớn nâng cao trách nhiệm công dân trong cuộc chiến đấu chống lại dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Hơn 3 tuần kể từ ngày các khu cách ly mở cửa đón công dân nhập cảnh về nước, cũng là quãng thời gian lực lượng vũ trang căng mình trên các trận tuyến chống dịch bệnh. Những phẩm chất của người lính Cụ Hồ, của người chiến sỹ an ninh nhân dân, của người cộng sản đã được khơi dậy mạnh mẽ. Và trên trận địa không tiếng súng này, sự hy sinh của các lực lượng này cũng thật lặng lẽ…

Ảnh & Video: pv - ctv

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.