“Sau những vụ ly hôn được phán quyết là những câu chuyện buồn về con trẻ. Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống, tâm lý và gây ra nhiều hệ luỵ trong tương lai” - Chánh án TAND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) Trần Thị Minh Tâm chia sẻ.
Hơn 1 năm có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2021), Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án đã góp phần giải quyết triệt để, hiệu quả nhiều tranh chấp; tạo sự thân thiện, đồng thuận; tiết kiệm chi phí, thời gian của đương sự lẫn các cơ quan tiến hành tố tụng ở Hà Tĩnh.
“Xin Hội đồng xét xử xử phạt cha tôi án… tử hình!”, lời đề nghị của đứa con trai 10 tuổi khiến những người có mặt trong phòng xử án của TAND tỉnh Hà Tĩnh bàng hoàng.
Một nền móng vững chãi sẽ là điểm tựa lớn để hôn nhân trụ vững qua những cơn giông bão. Khi vợ chồng nhận thức vai trò, trách nhiệm của chính bản thân mình, biết yêu thương, lắng nghe, chia sẻ để vun vén hạnh phúc, sẽ hạn chế đáng kể tỷ lệ ly hôn.
Ly hôn là dấu chấm hết cho cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn nhưng lại khởi đầu cho những tranh chấp không hồi kết về đất đai, tranh cãi quyền thừa kế và thậm chí cả những vụ giết người thương tâm. Song, chua xót nhất vẫn là việc chia chác con chung, với vết hằn khắc sâu trong tâm trí những đứa trẻ…
Từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp trên địa bàn Hà Tĩnh những năm vừa qua cho thấy một thực tế đáng báo động: Tỷ lệ giải quyết án hôn nhân gia đình liên tục gia tăng, chiếm gần 80% tổng số án các loại.