(Baohatinh.vn) - 25 năm công tác là 25 năm âm thầm, cần mẫn và hết lòng chăm sóc nơi an nghỉ của đồng chí Trần Phú, anh Lê Doãn Thắng - Trưởng ban Quản lý Khu di tích Trần Phú dường như đã trở thành người “trợ lý đặc biệt” của Tổng Bí thư kể từ khi quê hương Hà Tĩnh đón đồng chí “trở về”.
25 năm công tác là 25 năm âm thầm, cần mẫn và hết lòng chăm sóc nơi an nghỉ của đồng chí Trần Phú, anh Lê Doãn Thắng - Trưởng ban Quản lý Khu di tích Trần Phú dường như đã trở thành người “trợ lý đặc biệt” của Tổng Bí thư kể từ khi quê hương Hà Tĩnh đón đồng chí “trở về”.
Anh Lê Doãn Thắng (SN 1975) - Trưởng BQL Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú.
Cơ duyên trong nghề khiến tôi có nhiều dịp về với Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (Đức Thọ) và lần nào cũng vậy, đón chúng tôi cùng đoàn dâng hương, tham quan chưa bao giờ thiếu anh Lê Doãn Thắng. Vừa là người dẫn lễ, làm lễ cho đoàn, anh Thắng cũng là hướng dẫn viên, thuyết minh những câu chuyện đầy cảm xúc về Tổng Bí thư.
Anh Lê Doãn Thắng (SN 1975, quê Đức Thọ), hiện là Trưởng BQL Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú, cũng là người có thâm niên gắn bó lâu nhất với việc chăm sóc nơi an nghỉ Tổng Bí thư.
Năm 1999, khi hài cốt của đồng chí Trần Phú được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ (Hà Tĩnh) cũng là thời điểm anh Thắng được nhận về công tác tại Tổ di tích Trần Phú trực thuộc Bảo tàng tỉnh. Thời điểm đó, tổ chỉ có 2 cán bộ, đến năm 2002, số cán bộ được nâng lên là 4 người, từ 2014 đến nay là 8 người.
Năm 1999, hài cốt của đồng chí Trần Phú được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ (Hà Tĩnh). Ảnh tư liệu (trái) và ngày nay (kéo thanh trượt để xem ảnh).
Gắn bó từ những ngày đầu với vai trò là nhân viên, anh Thắng nhớ lại: “Ban đầu cơ sở vật chất không có, khu vực này mới chỉ có khu mộ của Tổng Bí thư và các cụ thân sinh trên đồi Quần Hội (thuộc thôn Châu Linh - xã Tùng Ảnh). Địa hình gồ ghề, dốc cao và đường vào mộ chỉ là lối đi nhỏ qua vườn nhà dân. Thời điểm đó, chỉ có tôi cùng một người nữa làm nhiệm vụ trông coi, chăm sóc khu mộ và nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, bảo quản các tài liệu, hiện vật của đồng chí Tổng Bí thư. Vì vậy, không ai nhắc ai, mỗi người đều nỗ lực thực hiện phần việc của mình và hỗ trợ đồng nghiệp mọi lúc”.
Vừa trông coi, chăm sóc khu mộ, anh Thắng vừa nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, bảo quản các tài liệu, hiện vật của đồng chí Trần Phú.
Anh Thắng và đồng nghiệp thuyết minh về khu di tích, vệ sinh khuôn viên.
Tháng 1/2000, khu mộ Tổng Bí thư được khởi công xây dựng trên diện tích 47.000 m2 và hoàn thành vào tháng 4/2004, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú. Cũng trong quãng thời gian này (năm 2002 - PV) để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Ban Quản lý Khu di tích Trần Phú (thuộc Sở Văn hóa - Thông tin nay là Sở VH-TT&DL) nhằm đưa các hoạt động chuyên nghiệp, nền nếp hơn, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản, ý nghĩa cuộc đời, sự nghiệp của Tổng Bí thư Trần Phú. Lúc này, anh Thắng vẫn là người được lựa chọn là thành viên của BQL và cùng với 3 đồng chí khác làm nhiệm vụ chăm sóc khu mộ Tổng Bí thư.
Khu mộ được xây dựng khang trang đón hàng nghìn lượt khách tri ân, dâng hương cố Tổng Bí thư
Tháng 1/2000, khu mộ Tổng Bí thư được khởi công xây dựng trên diện tích 47.000 m2 và hoàn thành vào tháng 4/2004, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú.
Khu mộ được xây dựng khang trang với diện tích rộng, đón hàng nghìn lượt khách đến tri ân, dâng hương cũng đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của anh Thắng và đồng nghiệp nhiều lên bội phần. Dẫu vậy, ai ai cũng thấy hạnh phúc khi được đón nhiều đoàn khách và ngày ngày được chăm sóc nơi yên nghỉ của vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, người con anh hùng của quê hương. Và để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phục vụ tốt hơn cho công việc, năm 2016 anh Thắng theo học cao học ngành Lịch sử Việt Nam (Trường Đại học Vinh). Từ những kiến thức được học và niềm say mê với công việc của mình, anh dồn hết tâm huyết cho việc gìn giữ, phát huy, bảo tồn và quảng bá di tích.
Những lúc có nhiều đoàn khách đến dâng hương, anh Thắng trực tiếp tham gia dẫn lễ.
Những nỗ lực không ngừng đó của anh được ghi nhận khi năm 2004, anh được bổ nhiệm là Phó Trưởng BQL Khu di tích và từ năm 2014 đến nay là Trưởng BQL. Dù đã là người quản lý từ hàng chục năm nay nhưng anh Thắng vẫn luôn coi mình như những nhân viên và ngày ngày cùng các đồng nghiệp hết vệ sinh khuôn viên lại đến nghiên cứu tài liệu để làm dày thêm những câu chuyện về Tổng Bí thư.
Ngoài kiến thức đã được học, những tài liệu đã được tìm hiểu, anh Thắng cũng chủ động mày mò, đối chiếu, so sánh các thông tin liên quan từ kho tư liệu lịch sử để hiểu sâu những câu chuyện cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư. Bởi vậy, những câu chuyện anh Thắng kể về Tổng Bí thư cứ kéo dài mãi, cuốn hút người nghe hàng giờ đồng hồ.
Chị Thái Thị Diệu Thuý: "Anh Thắng vừa là người thầy, là người anh để tất cả cán bộ, nhân viên chúng tôi học hỏi, noi gương".
Chị Thái Thị Diệu Thuý (SN 1980), hướng dẫn viên Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú chia sẻ: “Anh Thắng vừa là người thầy, là người anh để tất cả cán bộ, nhân viên chúng tôi học hỏi, noi gương. Nhìn cách anh chăm chút khu mộ hay nghiên cứu các tài liệu về Tổng Bí thư, chúng tôi hiểu mình càng phải không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân mỗi ngày”.
Không thể kể hết những năm tháng với hành trình dài anh Thắng cùng các đồng nghiệp vào Nam ra Bắc, đến các trung tâm lưu trữ để bổ sung làm phong phú thêm tư liệu về Tổng Bí thư.
Anh Thắng bộc bạch: "Khu nhà trưng bày lưu niệm cố Tổng Bí thư được xây dựng từ năm 1988; việc tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu, hiện vật vô cùng khó khăn. Là một trong những người đầu tiên gắn bó với khu di tích, tôi hiểu mình phải có trách nhiệm làm dày thêm kho tư liệu về Tổng Bí thư".
Việc tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu, hiện vật về Tổng Bí thư Trần Phú vô cùng khó khăn, vì vậy anh Thắng và các đồng nghiệp luôn nỗ lực làm dày thêm kho tư liệu.
Nhiều lúc, một chút thông tin như tia sáng le lói cũng khiến chúng tôi kỳ vọng rất nhiều và cứ thế đi tìm với niềm tin rằng cứ nỗ lực rồi sẽ có kết quả.
ANH LÊ DOÃN THẮNG
Trưởng BQL Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú
Cũng theo anh Thắng, không phải cứ tìm là thấy cũng không phải cứ đến đó là có tư liệu. “Nhiều lúc, một chút thông tin như tia sáng le lói cũng khiến chúng tôi kỳ vọng rất nhiều và cứ thế đi tìm với niềm tin rằng cứ nỗ lực rồi sẽ có kết quả. Bất cứ nơi đâu có thông tin về địa điểm, thời gian hoạt động cách mạng, sinh sống… của đồng chí Trần Phú, hay nguồn tin nào dù nhỏ chúng tôi đều sẵn sàng lên đường. Nhiều khi không thể thu thập được hiện vật nhưng chúng tôi sẽ tích lũy được những kiến thức quý giá để bồi đắp kỹ năng nghiệp vụ và chuyên môn”.
Bên cạnh tìm đến với các trung tâm lưu giữ, bảo tàng khắp mọi miền… anh Thắng còn luôn giữ mối liên hệ gắn kết với dòng họ Trần ở xã Tùng Ảnh; hay các thế hệ con cháu của những người đã từng có thời gian hoạt động cùng thời với Tổng Bí thư Trần Phú.
Bất cứ nơi đâu có thông tin về địa điểm, thời gian hoạt động cách mạng, nơi sinh sống… của đồng chí Trần Phú, anh Thắng và các đồng nghiệp đều sẵn sàng lên đường.
Gần đây nhất, năm 2023, như một cơ duyên, anh Thắng may mắn được gặp ông Nguyễn Doãn Hiền (con của ông Nguyễn Doãn Nguyên - người giúp việc và là trợ lý của Tổng Bí thư trong thời gian hoạt động tại Sài Gòn). Ông Hiền có lưu giữ cuốn nhật ký của ông Nguyễn Doãn Nguyên ghi lại thời kỳ hoạt động của Tổng Bí thư, đây là nguồn tư liệu quý giúp anh Thắng có thêm thông tin lịch sử, bổ sung tiểu sử cuộc đời hoạt động cao cả của đồng chí Trần Phú.
Hơn 20 năm qua, anh Thắng và các đồng nghiệp đã sưu tầm hàng chục hiện vật, hàng trăm nguồn tư liệu, tài liệu quý. Nhiều hiện vật, tư liệu giá trị như: cuốn gia phả họ Trần Tùng Ảnh; con dấu của Hội Hưng Nam; rương gỗ đồng chí Trần Phú dùng trong thời kỳ dạy học ở Vinh từ năm 1922 - 1925; hình ảnh đồng chí Nguyễn Doãn Nguyên - người giúp việc cho Tổng Bí thư giai đoạn cuối năm 1930 - tháng 4/1931… đã được tìm về trưng bày, kể thêm những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vinh quang của đồng chí Trần Phú.
Nhiều hiện vật, tư liệu giá trị đã được tìm về trưng bày, kể thêm những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vinh quang của đồng chí Trần Phú.
Được sống và làm việc ở nơi lưu giữ những hiện vật, tài liệu, nơi yên nghỉ Tổng Bí thư là niềm tự hào, vinh dự lớn lao.
ANH LÊ DOÃN THẮNG
Trưởng BQL Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú
Anh Thắng cho biết: “Được sống và làm việc ở nơi lưu giữ những hiện vật, tài liệu, nơi yên nghỉ Tổng Bí thư là niềm tự hào, vinh dự lớn lao. Vì vậy, tôi càng ý thức, trách nhiệm trong việc chăm sóc, gìn giữ bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích và lan tỏa tinh thần, chí khí của người cộng sản kiên trung Trần Phú đến tất cả mọi người. Mong rằng, nơi đây sẽ tiếp tục được các cấp quan tâm đầu tư với chiến lược lớn hơn để đưa khu di tích phát triển xứng tầm”.
Thực hiện nhiệm vụ đặc thù, ngày nghỉ, ngày lễ tết với các cán bộ, nhân viên khu di tích hầu như rất hiếm hoi. Đặc biệt, dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, từ nhiều tháng nay, anh Thắng và các đồng nghiệp của mình dường như không có ngày nghỉ, giờ nghỉ.
Mỗi người cán bộ, nhân viên BQL Khu di tích Trần Phú vẫn ngày ngày tận tụy làm đẹp, quảng bá khu di tích và lan tỏa hình ảnh vị lãnh tụ hết lòng vì Đảng, vì dân.
Thế nhưng, bằng tất cả niềm vinh dự, tinh thần trách nhiệm mỗi người cán bộ, nhân viên BQL Khu di tích Trần Phú vẫn ngày ngày tận tụy làm đẹp, quảng bá khu di tích và lan tỏa hình ảnh vị lãnh tụ hết lòng vì Đảng, vì dân. Họ - những con người thầm lặng, "người trợ lý đặc biệt" đang viết nên những câu chuyện đẹp về lòng biết ơn, tri ân đến Tổng Bí thư Trần Phú và các vị tiền bối cách mạng.
VIDEO: Anh Thắng chia sẻ niềm vinh dự khi được công tác tại Ban Quản lý Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú.
Một trang sử mới vừa được lật mở trên mảnh đất Hà Tĩnh khi sáng nay, cùng với cả nước, tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định thành lập bộ máy hành chính và tổ chức đảng ở cấp cơ sở.
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại TP Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành các quyết định về thành lập 69 đảng bộ xã, phường và ban hành quyết định chỉ định BCH, BTV, bí thư, phó bí thư đảng ủy của 69 xã, phường.
Sáng 30/6, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã diễn ra lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Dưới đây là danh sách bí thư 34 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Công tác chỉnh lý, giao nộp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác Đảng khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là nội dung quan trọng. Thời gian qua, cấp ủy Đảng các cấp đã gấp rút triển khai từng phần việc, đến nay, đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng, quy định.
Đến hết ngày 29/6/2025, công tác chỉnh lý, giao nộp hồ sơ, tài liệu về công tác Đảng, đoàn thể các huyện, thành, thị ủy trên địa bàn Hà Tĩnh đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng, quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đề nghị Chi bộ cơ quan Đảng ủy UBND tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tham mưu, tổng hợp, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy UBND tỉnh.
Cuốn lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) giai đoạn (1930 - 2025) ghi dấu chặng đường 95 năm thành lập và phát triển của Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà.
Nhiệm kỳ 2025-2030, Chi bộ cơ quan Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Hà Tĩnh quyết tâm xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phấn đấu trở thành chi bộ “kiểu mẫu” của Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng yêu cầu Chi bộ Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục tập trung tham mưu cho BCH Đảng bộ tỉnh ban hành các nghị quyết, chuyên đề về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.
Hà Tĩnh đang gấp rút kiện toàn hệ thống và nâng cao năng lực CNTT cho cán bộ, công chức các cơ quan Đảng, phục vụ lãnh đạo, điều hành khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, kết thúc hoạt động cấp huyện.
Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục phát huy đoàn kết, nâng cao vai trò tham mưu, chỉ đạo công tác nội chính, tiếp dân và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn.
Đại hội Đảng bộ Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh đã bầu 6 đồng chí vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2025 -2030. Ông Nguyễn Huy Hùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh tái cử chức vụ Bí thư Đảng ủy.
Đội ngũ cán bộ tỉnh về thực hiện nhiệm vụ tại các xã, phường mới vừa góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là giải pháp kỳ vọng mang đến những đột phá cho cấp xã mới ở Hà Tĩnh.
Chiều 25/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vinh danh gương điển hình tiên tiến, trao giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm về Hồ Chí Minh.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Tĩnh phải thường xuyên tự soi, tự sửa, chú trọng phát huy vai trò nêu gương trong mọi việc làm, hành động...
23 đảng bộ mới của các tỉnh, thành phố sau sáp nhập vừa được thành lập sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành 23 quyết định liên quan.
Ngoài 12 xã, phường mới vận hành thử nghiệm theo kế hoạch UBND tỉnh ban hành, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang tiếp tục vận hành thử nghiệm các hoạt động của cấp ủy, chính quyền, trung tâm phục vụ hành chính công…
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng - an ninh.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Hà Tĩnh được triển khai bài bản, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, có nhiều đổi mới và đi vào chiều sâu. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đời sống xã hội.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú yêu cầu ủy ban kiểm tra các cấp tích cực tham mưu và tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ cấp ủy giao.
Trước khi vượt trùng dương bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, Bác Hồ kính yêu đã đặt chân đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Hà Tĩnh là một trong những vùng đất đã từng lưu dấu hình ảnh của Người lúc thuở thiếu thời.
Tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cấp xã là nội dung quan trọng đang được Hà Tĩnh chú trọng thực hiện nhằm nâng cao năng lực nhân sự, đảm bảo sự vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy hành chính ở cơ sở.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng yêu cầu Đảng bộ Trường Chính trị Trần Phú tiếp tục tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đề nghị người đứng đầu ở Trung ương, địa phương phát huy rõ vai trò với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm cao nhất, thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, khối lượng công việc của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường mới, nhất là người đứng đầu càng lớn, đòi hỏi phải quyết tâm cao, trách nhiệm lớn để hoàn thành nhiệm vụ.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các quyết định về việc kết thúc hoạt động đảng bộ cấp huyện, đảng bộ cấp xã (cũ), đồng thời thành lập đảng bộ cấp xã (mới); hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận ra báo chí là công cụ quan trọng, cần phải dùng báo chí để lên án thực dân và thức tỉnh đấu tranh.