Tổng Bí thư Trần Phú và bài học về mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân

(Baohatinh.vn) - Con người, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú đã để lại nhiều bài học sâu sắc trong công tác xây dựng Đảng và củng cố mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân.

Người cùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Tháng 11/1929, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động, được Đảng giao nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo Luận cương Chính trị. Đồng chí đã khởi thảo văn kiện Luận cương Chính trị của Đảng ngay trong tầng hầm ngôi nhà của một quan chức thực dân Pháp ở phố Giang Xole (nay là số nhà 90, phố Thợ Nhuộm, Hà Nội). Tháng 10/1930, tại Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), đồng chí Trần Phú đã trình bày bản dự thảo Luận cương Chính trị của Đảng và đã được hội nghị nhất trí thông qua.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 (Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia/nguồn: dangcongsan.vn).
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 (Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia/nguồn: dangcongsan.vn).

Cống hiến lý luận của bản Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo là đã làm rõ mục đích, nhiệm vụ, bước đi, động lực cách mạng, vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng của giai cấp vô sản, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. Những nội dung này về cơ bản thống nhất với Chính cương vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tại Hội nghị hợp nhất đầu năm 1930.

Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng là một văn kiện lịch sử, góp phần cụ thể hóa một số vấn đề về đường lối cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta, trong đó có phần đóng góp quan trọng của đồng chí Trần Phú.

luan-cuong-chinh-tri.jpg
Bút tích trang đầu dự thảo Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 10/1930. (Ảnh tư liệu)

Đánh giá ý nghĩa của Luận cương, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng ta đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng tha thiết của đại đa số Nhân dân là nông dân. Vì vậy, Đảng ta đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình... Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng được củng cố và tăng cường”(1).

Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng là một văn kiện lịch sử, góp phần cụ thể hóa một số vấn đề về đường lối cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta, trong đó có phần đóng góp quan trọng của đồng chí Trần Phú.
Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng là một văn kiện lịch sử, góp phần cụ thể hóa một số vấn đề về đường lối cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta, trong đó có phần đóng góp quan trọng của đồng chí Trần Phú.

Dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ nhất họp tháng 10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc), cùng với việc thông qua Luận cương Chính trị, hội nghị đã thảo luận và thông qua nhiều văn kiện quan trọng, liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức của Đảng, công tác dân vận, công tác mặt trận, đặt nền móng cho việc hình thành một số tổ chức quần chúng quan trọng của Đảng như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản...

Xây dựng mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Trần Phú đã thâm nhập thực tế tại nhiều tỉnh. Điều đó không chỉ giúp đồng chí Trần Phú có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về đời sống của công nhân và quần chúng lao động, mà còn giúp đồng chí sau này đề ra những chủ trương, phương hướng đúng đắn nhằm phát huy sức mạnh của khối liên minh công nông trong các phong trào cách mạng chống xâm lược và áp bức bóc lột bất công.

Tổng Bí thư Trần Phú. Ảnh tư liệu.
Tổng Bí thư Trần Phú. Ảnh tư liệu.

Thời gian tuy không dài, nhưng cũng đủ để đồng chí Trần Phú có cái nhìn tổng thể về giai cấp công nhân, giai cấp nông dân Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, giúp đồng chí hiểu rõ hơn về sợi dây liên hệ thực tế giữa 2 giai cấp này trong đời sống xã hội Việt Nam; đồng thời, đó cũng là một trong những cơ sở để đồng chí Trần Phú chuẩn bị dự thảo Luận cương Chính trị của Đảng tháng 10/1930.

Đặc biệt, với việc chỉ rõ và khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng, đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp quan trọng trong xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, củng cố khối liên minh công nông nhằm thực hiện thành công những nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới.

Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú do Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức vào ngày 17/4/2024.
Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú do Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức vào ngày 17/4/2024.

Tháng 10/1930, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, Trưởng ban Công vận Trung ương, đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tranh thủ mọi điều kiện để trang bị lý luận Mác - Lê-nin cho cán bộ, đảng viên.

Được sự quan tâm, theo dõi chặt chẽ và chỉ đạo sát sao của đồng chí Trần Phú và BTV Trung ương Đảng trong thời kỳ 1930-1931, khí thế phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân trong cả nước đã bùng lên mạnh mẽ. Bộ Tham mưu tối cao của Đảng đặt tại Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, do Tổng Bí thư Trần Phú đứng đầu đã thực hiện sứ mệnh lịch sử, tạo ra cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.

Đồng chí đã cùng với BCH Trung ương xây dựng và củng cố tổ chức Đảng các cấp từ Trung ương tới các xứ ủy, tỉnh ủy, huyện ủy và các chi bộ cơ sở của Đảng. Đồng chí đã chỉ đạo tổ chức tốt công tác thông tin liên lạc từ Trung ương đến xứ ủy, tỉnh ủy, từ Trung ương đến Quốc tế Cộng sản.

Hình ảnh đồng chí Trần Phú trong công tác vận động, bám sát quần chúng, hòa mình trong quần chúng, phát động quần chúng làm cách mạng đã cổ vũ mạnh mẽ cán bộ, đảng viên trong quá trình vận động cách mạng; phản ánh tinh thần kiên cường bám trụ trong quần chúng và trở thành nền nếp trong công tác vận động quần chúng của Đảng. Giữ vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng còn là một vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng.

Tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng

Đồng chí Trần Phú giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng được hơn 5 tháng - một thời gian không dài, nhưng sự cống hiến cho Đảng, cho đất nước và Nhân dân thật lớn lao. Đồng chí sống giản dị, đạm bạc. Tuy trong người mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo, nhưng bất chấp ốm đau, đồng chí luôn tranh thủ mọi thời gian, sức lực cống hiến cho Đảng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Tác giả (thứ 3 từ trái sang) và các đại biểu tham quan triển lãm ảnh, tư liệu về Tổng Bí thư Trần Phú và sự phát triển của Hà Tĩnh, bên lề Hội thảo khoa học: “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sỹ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp tổ chức.
Tác giả (thứ 3 từ trái sang) và các đại biểu tham quan triển lãm ảnh, tư liệu về Tổng Bí thư Trần Phú và sự phát triển của Hà Tĩnh, bên lề Hội thảo khoa học: “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sỹ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp tổ chức.

Giữa lúc phong trào cách mạng nước ta đang có những bước phát triển mới, Trung ương Đảng đang triển khai nhiều chủ trương quan trọng, nhưng do có kẻ phản bội khai báo, đồng chí Trần Phú đã bị địch bắt vào 8 giờ sáng ngày 18/4/1931. Chính quyền thực dân đưa đồng chí về giam tại Khám lớn Sài Gòn. Trước những hành động tra tấn dã man hay thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, đồng chí luôn chủ động tiến công: “Tôi biết nhiều người là để làm việc cho Đảng tôi, nước tôi, chứ không phải khai cho các ông bắt bớ”.

Trong lao tù, đồng chí Trần Phú đã cùng với các đồng chí khác tổ chức nhiều cuộc đấu tranh tuyệt thực để lên án chế độ nhà tù dã man, vô nhân đạo. Đồng chí luôn luôn bình tĩnh, sáng suốt truyền niềm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng đến các đồng chí cùng bị giam; tranh thủ mọi cơ hội để liên hệ, dặn dò mọi người phải giữ gìn bí mật của Đảng và không ngừng học tập để sau này tiếp tục làm cách mạng.

Phút lâm chung, đồng chí Trần Phú nắm tay một đồng chí bạn tù cùng nằm ở nhà thương dặn lại: “Trước sau tôi chỉ mong anh chị em hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. (Trong ảnh: Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú do Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức).
Phút lâm chung, đồng chí Trần Phú nắm tay một đồng chí bạn tù cùng nằm ở nhà thương dặn lại: “Trước sau tôi chỉ mong anh chị em hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. (Trong ảnh: Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú do Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức).

3 tháng bị địch giam cầm, tra tấn dã man, sức khỏe của đồng chí bị giảm sút rất nhanh; căn bệnh cũ tái phát. Phút lâm chung, đồng chí nắm tay một đồng chí bạn tù cùng nằm ở nhà thương dặn lại: “Trước sau tôi chỉ mong anh chị em hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6/9/1931 trong vòng tay bạn bè, đồng chí của mình. Năm ấy, đồng chí mới bước vào tuổi 27, độ tuổi tài năng đang phát triển để cống hiến cho cách mạng. Cuộc đời của Tổng Bí thư Trần Phú tuy ngắn ngủi, nhưng đã kịp hoàn thành nhiều việc lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Nghiên cứu và phân tích những dấu ấn đậm nét về cuộc đời, con người, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú đã để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc vẫn còn nguyên giá trị đối với công tác dân vận hiện nay và về mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.

Thực tiễn qua gần 40 năm đổi mới đất nước, mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa Đảng với Nhân dân tiếp tục được khẳng định là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trước đây và góp phần quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh, khẳng định năng lực cầm quyền, lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ phát triển đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay và mãi tới tương lai.

TS. Phạm Tất Thắng

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương

--------------------

Tài liệu tham khảo:

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.10.

Chủ đề 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Chủ đề Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.
Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Chí khí, tinh thần cách mạng của các thế hệ thanh niên đi trước là động lực để lớp lớp đoàn viên thanh niên Hà Tĩnh hôm nay rèn đức, luyện tài xây dựng quê hương, đất nước phát triển vững bền.
Cội nguồn khí phách anh hùng

Cội nguồn khí phách anh hùng

Lý Tự Trọng - người con ưu tú của vùng đất núi Hồng - sông La đã hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng; người ĐVTN cộng sản đầu tiên đã nêu tấm gương sáng ngời về khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Hơn 20 năm đồng hành, sát cánh cùng nhau trên cương vị cán bộ thôn, cũng là chừng đó thời gian Bí thư Chi bộ Nguyễn Đình Hợp và Trưởng thôn Phạm Ngôn - 2 đảng viên là giáo dân luôn bền bỉ, miệt mài làm “cầu nối” ý Đảng, lòng dân. Họ cũng là những người “thắp lửa” tinh thần đoàn kết và khí thế xây dựng nông thôn mới, góp phần đổi thay diện mạo thôn giáo Hương Long, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Lời tuyên bố đanh thép của anh Lý Tự Trọng trước kẻ thù “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” là kim chỉ nam cho hành động, là tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi về sau.
Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận những đóng góp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua và mong rằng, với cương vị, trách nhiệm của mình, các đồng chí sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Phát huy truyền thống 94 năm ngành công tác dân vận của Đảng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn Hà Tĩnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Qua đó, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh nhà, nhân lên niềm tin giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 10

Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 10

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Văn Hùng đề nghị, thời gian tới, huyện Hương Sơn và các địa phương Hà Tĩnh tiếp tục tập trung cao, triển khai các nhóm giải pháp, hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024.