Chính trị

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế
Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Nhiều nghị quyết với cơ chế, chính sách rộng mở đã được HĐND tỉnh ban hành kịp thời tạo đột phá về nguồn lực cho phát triển của các đô thị trung tâm và khu kinh tế động lực. Từ đó, thúc đẩy phát triển “Ba đô thị - một trung tâm - ba hành lang” làm trọng điểm cho chiến lược phát triển của Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Tham gia “giải bài toán” về nguồn lực xây dựng TP Hà Tĩnh trở thành đô thị khu vực Bắc Trung Bộ và là đô thị hạt nhân tạo động lực phát triển của tỉnh, HĐND tỉnh đã vào cuộc sớm, bài bản và chủ động trong các bước từ xây dựng đề án cho đến ban hành nghị quyết. Nghị quyết số 36 ngày 6/11/2021 của HĐND tỉnh “Về ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo nguồn lực để xây dựng TP Hà Tĩnh” ra đời đã thực sự tạo được cú hích mạnh mẽ để trung tâm tỉnh lỵ phát triển xứng tầm.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Bức tranh xanh - sạch - đẹp, văn minh, hiện đại ở TP Hà Tĩnh.

Với chính sách mới từ Nghị quyết số 36, thành phố được hưởng 45-100% tiền sử dụng đất, hưởng 50% nguồn bán các trụ sở cũ do cấp tỉnh quản lý trên địa bàn, hỗ trợ tối thiểu 150 tỷ đồng/năm từ ngân sách tỉnh, hỗ trợ lại phần ngân sách tỉnh được hưởng từ số vượt thu ngân sách hằng năm và xem xét hỗ trợ một phần vượt thu ngân sách tỉnh khi có điều kiện. Đây được xem là bước đột phá trong khắc phục tình trạng thiếu nguồn lực dẫn đến hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, ngập úng khi mưa lũ, ô nhiễm môi trường và những tồn tại khác ở thành phố Hà Tĩnh. Ngoài ra, nghị quyết cũng đã giúp thành phố xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn và trọng tâm công tác trong thời kỳ mới, tạo động lực, phát huy tối đa nội lực để sớm trở thành một trong những đô thị trung tâm cấp vùng.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh được hoàn thành tu bổ, chỉnh trang vào năm 2022.

Ông Nguyễn Đình Diệu, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch TP Hà Tĩnh cho biết: “Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 36, thành phố đã được hưởng số thu ngân sách 2.012 tỷ đồng và 300 tỷ đồng hỗ trợ thêm. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng giúp địa phương đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, tạo nền móng xây dựng đô thị thông minh, mở rộng không gian phát triển...”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

TP Hà Tĩnh chỉnh trang bộ mặt đô thi theo hướng văn minh, hiện đại, đồng bộ, có không gian mở.

Để tranh thủ tối đa cơ hội phát triển từ cơ chế, chính sách mới, thành phố đã tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu hạ tầng dân cư, đẩy mạnh tăng thu ngân sách, lồng ghép tốt với các chương trình và dự án khác để thực hiện chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng theo tinh thần Nghị quyết số 36.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Ông Nguyễn Văn Công - cán bộ hưu trí (tổ dân phố 4, phường Nguyễn Du) vui mừng chia sẻ: “Sinh sống và làm việc ở đây hơn 30 năm, tôi nhận thấy những năm gần đây, hạ tầng của thành phố được đầu tư với nhiều đột phá, không gian tươi mới. Đặc biệt là cải tạo, nâng cấp các công trình quan trọng như: đường Phan Đình Phùng và nhiều tuyến đường khác, hệ thống cấp thoát nước, Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, công viên Lý Tự Trọng, công viên Trần Phú, các khu dân cư hiện đại... đã tạo điểm nhấn cho bức tranh đô thị đang phát triển”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Trước đó, trong quá trình xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II và “nâng chất” trung tâm tỉnh lỵ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, các nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành năm 2016 và 2018 cũng đã mở lối đi để thành phố có được nguồn lực hàng nghìn tỷ đồng đầu tư cho các mục tiêu phát triển.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Ông Nguyễn Trọng Hiếu - Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh đánh giá: “Các chính sách HĐND tỉnh ban hành, đặc biệt là Nghị quyết số 36 có vai trò, ý nghĩa quan trọng và tác động rất lớn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển thành phố. Các nguồn lực đã được thành phố sử dụng có hiệu quả; trong đó, ưu tiên xử lý bất cập về giao thông, nâng cấp hệ thống thoát nước, đầu tư hạ tầng thiết yếu, triển khai các dự án trọng điểm, phát triển kết nối liên vùng và đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA, ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh... Qua đó, góp phần đổi mới diện mạo đô thị với hạ tầng ngày càng khang trang, đồng bộ, hiện đại, tăng cường kết nối, mở rộng không gian; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; tạo điều kiện để tăng cường thu hút đầu tư...”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Được thành lập năm 1992, với xuất phát điểm thấp, hạ tầng thiếu và yếu, mọi nguồn lực đều hạn chế nên trong giai đoạn đầu, TX Hồng Lĩnh gặp rất nhiều khó khăn. Việc xây dựng đô thị này thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội phía Bắc của tỉnh luôn được cử tri và Nhân dân nơi đây trăn trở. Ngày 24/9/2016, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17 về “Một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng TX Hồng Lĩnh cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2020”. Đây được xem là cơ sở và động lực để thị xã bứt phá, huy động được 4.640 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020 (tăng đến 44% so với nhiệm kỳ trước) để kiến thiết đô thị.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Nhờ được gỡ “nút thắt” về nguồn lực nên bộ mặt đô thị trung tâm phía Bắc của Hà Tĩnh ngày một khởi sắc.

Đồng hành cùng TX Hồng Lĩnh trong bước phát triển mới, HĐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 63 ngày 16/12/2021 “Về quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo nguồn lực phát triển TX Hồng Lĩnh”. Theo đó, giai đoạn 2021-2026, Hồng Lĩnh được hưởng chính sách hỗ trợ từ tiền sử dụng đất theo cơ chế đặc thù, cao hơn các huyện khác từ 5-30%; được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính - ngân sách của tỉnh với mức tối thiểu 45 tỷ đồng/năm; hỗ trợ lại phần ngân sách tỉnh hưởng từ vượt thu so với kế hoạch tỉnh giao; ưu tiên hỗ trợ từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hằng năm của tỉnh...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại giúp TX Hồng Lĩnh thu hút nhiều nhà đầu tư, dự án lớn.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Ông Nguyễn Huy Hùng - Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh chia sẻ: “Ngoài phát huy nội lực, Nghị quyết số 63 có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với địa phương. Nghị quyết đã tạo điểm tựa để thị xã tháo gỡ khó khăn, khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. 2 năm qua, từ Nghị quyết số 63, chúng tôi được hưởng lợi 371 tỷ đồng để chỉnh trang 213 công trình đô thị, xây mới 7 nhà văn hóa tổ dân phố, triển khai 64 dự án quan trọng. Ngoài ra, chính sách ưu tiên cũng đã giúp thị xã có cơ sở ban hành 15 nghị quyết về phát triển đô thị, xây dựng phường đạt chuẩn văn minh, phát triển hạ tầng, thu hút thêm nhiều dự án lớn...”.

Với đô thị non trẻ TX Kỳ Anh, từ khi thành lập (năm 2015) đến nay đã liên tục được hưởng những chính sách đặc thù từ các nghị quyết HĐND tỉnh. Sau hơn 1 năm ra đời, địa phương đã được HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 47 ngày 15/7/2017 “Về một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng TX Kỳ Anh đạt tiêu chí đô thị loại III”. Quá trình đưa nghị quyết vào thực tiễn giai đoạn 2017-2020 ở đô thị mới này gắn liền với đầu tư xây dựng Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng nên đã huy động được 143.301 tỷ đồng (trong đó, có 235 tỷ đồng hưởng lợi từ Nghị quyết số 47) đầu tư kết cấu hạ tầng để đạt chuẩn đô thị loại III vào tháng 7/2020 như kế hoạch.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Quảng trường khu du lịch biển Kỳ Ninh có tổng mức đầu tư 113 tỷ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Để phấn đấu đưa TX Kỳ Anh lên đô thị loại II, ngày 16/12/2021, HĐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 62 “Về một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo nguồn lực xây dựng TX Kỳ Anh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025”. Theo đó, địa phương được ngân sách tỉnh hỗ trợ ít nhất 65 tỷ đồng/năm, hưởng nguồn thu từ bán đất cao hơn các huyện khác từ 5-30%, được hưởng từ số vượt thu ngân sách...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

TX Kỳ Anh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025.

Ông Nguyễn Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết: “Từ định hướng chiến lược và các nghị quyết của HĐND tỉnh, thị xã đã huy động tối đa nguồn lực đầu tư, từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, tạo nền tảng để phát triển nhanh và bền vững. Chỉ trong 7 năm xây dựng đô thị, các chính sách ưu đãi đã giúp thị xã đầu tư hạ tầng trọng điểm, thu hút nhiều dự án quan trọng, hoàn thiện và nâng cao kết cấu hạ tầng đô thị; tạo tiền đề để TX Kỳ Anh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Phát triển cảng biển nước sâu gắn với KKT Vũng Áng là vấn đề luôn được cử tri và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, kỳ vọng. Theo đó, các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho phát triển lĩnh vực kinh tế trọng điểm này đã được HĐND tỉnh nghiên cứu và cho ra đời kịp thời; góp phần thực hiện thành công việc bồi thường GPMB 22.781 ha, hỗ trợ hàng chục nghìn hộ dân lên vùng tái định cư, di dời hàng nghìn ngôi mộ, xây dựng hạ tầng, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo cơ chế mở để hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Chính sách đồng bộ đã tạo đòn bẩy để KKT phát triển đúng định hướng với trụ cột là luyện kim, năng lượng, chế biến, chế tạo, trung tâm logistics và dịch vụ cảng biển, TM-DV.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga - Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho biết: “Ngoài những ưu đãi của Trung ương, KKT Vũng Áng còn được hưởng nhiều chính sách ưu tiên của HĐND tỉnh, như: Nghị quyết số 34 ngày 19/7/2012 “Về hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho Dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho KKT Vũng Áng”; Nghị quyết số 55 ngày 30/12/2021 “Về bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định cư tạo quỹ đất phục vụ thu hút đầu tư tại KKT Vũng Áng”; Nghị quyết số 276 ngày 28/4/2021 và Nghị quyết số 19 ngày 17/7/2021 (sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 276) “Về chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container qua cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”... Thực hiện các nghị quyết này, KKT đã được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng hạ tầng thiết yếu và xử lý tốt các vấn đề bức thiết”. Chính sách đồng bộ đã tạo đòn bẩy để KKT phát triển đúng định hướng với trụ cột là luyện kim, năng lượng, chế biến, chế tạo, trung tâm logistics và dịch vụ cảng biển, thương mại - dịch vụ; thu hút 152 dự án với số vốn đăng ký 55.234.020 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 20 nghìn lao động; đóng góp 90% kim ngạch xuất nhập khẩu và từ 60-80% số thu ngân sách của tỉnh...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Việc hỗ trợ hàng container qua cảng Vũng Áng sẽ mở ra nhiều cơ hội và triển vọng về vận tải biển, khắc phục tình trạng tỷ trọng hàng rời, gỗ băm dăm chiếm tỷ trọng lớn như hiện nay.

Trước thực tế xu hướng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đang được đẩy mạnh nhưng KKT Vũng Áng vẫn còn nhiều hạn chế về nguồn hàng qua cảng, hạ tầng kho bãi và các dịch vụ logistics, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 276 ngày 28/4/2021 và Nghị quyết số 19 ngày 17/7/2021 (sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 276). Theo đó, ngân sách tỉnh bố trí 11-16 tỷ đồng/năm để hỗ trợ các phương tiện, tổ chức, cá nhân vận chuyển container qua cảng Vũng Áng; mua sắm trang thiết bị, máy móc; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá xuất khẩu trên sàn thương mại điện tử...

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

Tàu vận chuyển hàng vào cảng Vũng Áng.

Ông Võ Tá Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Nghị quyết số 19 giúp hàng hóa container đến với Vũng Áng với tần suất 2-3 chuyến tàu container/tháng và ổn định các mặt hàng vận chuyển như gỗ ván ép, thiết bị điện gió (tuyến Vũng Áng - TP Hồ Chí Minh); giấy, hạt nhựa (TP Hồ Chí Minh - Vũng Áng); bỉm tã (TP Hồ Chí Minh - Lào); cám, gạo (TP Hồ Chí Minh - Vũng Áng - Lào); phân bón (Lào - Vũng Áng - TP Hồ Chí Minh)... Chính sách này cũng tạo tiền đề cho việc phát triển cảng biển, vận tải biển, dịch vụ logistics hậu cảng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Ngoài ra còn góp phần quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu ngân sách, tạo ra các khoản thu dịch vụ, quảng bá hình ảnh và chính sách thu hút đầu tư cho KKT Vũng Áng...”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 1): Cơ chế, chính sách rộng mở - sức bật cho các đô thị, khu kinh tế

“Trong bối cảnh của một tỉnh còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp, có nhiều vấn đề lớn cần giải quyết, HĐND tỉnh đã bám sát định hướng phát triển của tỉnh trong từng năm, từng giai đoạn, xem xét, ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn, có lợi cho các đô thị trung tâm, KKT Vũng Áng và cảng biển. Các nghị quyết được ban hành đều được xem xét cẩn trọng, đúng thẩm quyền, đúng quy trình, đảm bảo quy định, sát thực tiễn, có tính khả thi cao. Qua đó đã góp phần tạo nền tảng, nguồn lực, động lực, định hướng để chuỗi đô thị trung tâm phát triển nhanh, bền vững, hiện đại; xây dựng KKT từng bước vươn tầm quốc gia, quốc tế, tạo vai trò đầu tàu để đưa nền kinh tế Hà Tĩnh bứt phá” - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đánh giá.

BÀI, ẢNH, VIDEO: NHÓM PV

THIẾT KẾ: THANH HÀ

>> Bài 2: Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

>> Bài 3: Xây dựng nền tảng vững chắc cho bước phát triển đột phá

>> Bài 4: Tạo đồng thuận, củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân

>> Bài cuối: Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử góp phần làm bền chặt thêm “ý Đảng, lòng dân”

Chủ đề Kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Chủ đề PHÓNG SỰ - KÝ SỰ

Chủ đề GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ 2

Đọc thêm

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.