Rạng sáng 11/6, nhóm đối tượng được trang bị súng, dao đã tấn công Trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (trong đó có khu vực làm việc của Công an xã) thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, khiến một số đồng chí công an xã, cán bộ xã hy sinh, bị thương. Đây là vụ việc có tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi man rợ của chúng khiến cả xã hội căm phẫn.
Trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, bão lũ, ngành Tài chính Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan đã có nhiều giải pháp đồng bộ, thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng năm 2020 của Hà Tĩnh tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trung bình nhiều năm đòi hỏi các ngành chức năng chủ động theo dõi, dự báo thị trường và các yếu tố tác động gián tiếp để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp trong giai đoạn “nước rút”.
Kinh tế vườn phát triển trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giúp Hà Tĩnh chủ động cung ứng nguồn rau sạch tại chỗ trong thời điểm dịch Covid-19 đang kéo dài như hiện nay.
Nhiều năm qua, với hình thức cho vay linh hoạt, Quỹ Phát triển phụ nữ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã trao “cần câu” cho nhiều chị em phụ nữ để họ tự tin vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.
Với sự phát triển đa dạng của các loại hình bán lẻ, sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống cơ sở hạ tầng và sức bật lớn đến từ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân… thị trường bán lẻ Hà Tĩnh liên tục giữ mức tăng trưởng cao và được dự đoán sẽ có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tác động tiêu cực của dịch tả lợn châu Phi, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, ảnh hưởng của mưa bão, tác động giá điện và xăng dầu… là những yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng cuối năm tại Hà Tĩnh, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần chủ động, theo dõi sát sao để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), với nhiều cách làm hay, sáng tạo, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bộ mặt nông thôn thay đổi toàn diện, kết cấu hạ tầng – xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao...
Nhằm sớm ổn định sản xuất và đời sống dân sinh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành công điện yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thành phố, thị xã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 10.
Một năm sau sự cố môi trường biển, với sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền và nỗ lực của người dân, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) - tâm điểm của khó khăn - đã từng bước khôi phục, phát triển sản xuất, đời sống người dân dần ổn định.
Tổng kết các chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH Hà Tĩnh cho thấy, dư nợ đạt 3.702 tỷ đồng (tăng 300 tỷ đồng so với đầu năm) với 123.267 khách hàng còn dư nợ. Đối với các xã ven biển chịu ảnh hưởng sự cố môi trường, đơn vị phân bổ nguồn vốn, cho vay chuyển đổi ngành nghề, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định ban hành tạm thời quy định một số nội dung về hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định đời sống trên địa bàn tỉnh.