Công an Hà Tĩnh đã chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, kỹ năng với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, sẵn sàng thi hành Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và liên thông dữ liệu trong thăm khám, điều trị và quản lý là những hướng đi đang được ngành y tế Hà Tĩnh triển khai để bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số ngày một sâu rộng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí của chuyển đổi số quốc gia, Đề án 06 trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030...
Sáng 31/5, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tập huấn, hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Giám đốc Công an tỉnh Lê Khắc Thuyết, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lê Minh Đạo chủ trì hội nghị.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các sở, ngành, đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Công an TP Hà Tĩnh đang triển khai cấp tài khoản định danh điện tử, tích hợp BHYT, giấy đăng ký xe và giấy phép lái xe vào trong thẻ căn cước công dân, từ đó tạo thuận lợi cho người dân trong giải quyết thủ tục hành chính.
Chỉ trong 2 ngày (4 và 5/5), Công an TX Kỳ Anh đã làm thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD) cho 510/1.700 cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) thuộc diện được cấp đợt này.
Tính đến hết ngày 6/4, Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã hoàn thành hồ sơ, thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD) cho 12/21 xã, thị trấn trên địa bàn với 20.628 hồ sơ; tổ chức trao thẻ CCCD cho 200 công dân đầu tiên.
Dù bận nhiều công việc tại Giáo phận Vinh nhưng Giáo sư, linh mục Nguyễn Vĩnh Tâm vẫn dành thời gian về xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) để làm căn cước công dân theo chủ trương của Quốc hội và Bộ Công an, Công an Hà Tĩnh.
Công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vừa tổ chức trao thẻ căn cước công dân (CCCD) cho học sinh lớp 12, Trường THPT Lê Quý Đôn. Đây là những công dân đầu tiên của địa phương được trao thẻ CCCD.
Căn cước công dân gắn chip đang được triển khai rộng rãi tại nhiều địa phương và 12 số trên thẻ căn cước công dân thể hiện nơi công dân đăng ký khai sinh, giới tính và năm sinh của người đó.
Số của thẻ căn cước công dân chính số định danh cá nhân. Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Luật Căn cước công dân quy định, công dân được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) đề nghị 16 địa phương dừng việc tuyên truyền cấp đổi CMND sang Căn cước công dân để chờ triển khai cấp thẻ Căn cước công dân có gắn chíp.
Theo Luật Căn cước công dân năm 2014, đến ngày 1/1/2020, các địa phương trên cả nước tiến hành cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) thay thế chứng minh nhân dân (CMND), nhưng đến nay tại Hà Tĩnh vẫn chưa triển khai.
Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BCA, hợp nhất Thông tư số 61/2015 và Thông tư số 33/2018 quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân. Tháng 9 hàng năm, công an các địa phương lập dự trù nhu cầu sử dụng thẻ Căn cước công dân của địa phương mình cho năm tiếp theo.
Người chở hàng hóa không che chắn bị phạt đến 10 triệu đồng; 3 trường hợp không phải nộp lệ phí cấp thẻ căn cước công dân; quy định quyền hạn của trưởng ban thanh tra nhân dân cấp xã... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 2.
7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài; mức lương tối thiểu vùng; lệ phí cấp mới thẻ Căn cước công dân; quy định mới về lệ phí đăng ký, cấp biển ô tô, xe máy;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1-2017.