Pháp luật đời sống

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Chủ các tàu giã cào hoạt động trái phép, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó và thoát thân khi bị phát hiện; trong khi đó, vì nhiều yếu tố khách quan đã ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực đẩy đuổi, ngăn chặn của lực lượng chức năng, khiến “cuộc chiến” này chưa dễ đi đến hồi kết.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Hiện nay, việc tuần tra, kiểm soát tàu giã cào hoạt động trái phép đang được 2 lực lượng chính là bộ đội biên phòng (BĐBP) và kiểm ngư (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) phụ trách. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lực lượng chức năng mỏng, thiếu phương tiện và công cụ hỗ trợ trong khi các tàu giã cào được trang bị khá hiện đại, thuyền viên đông và nhiều thủ đoạn có tính côn đồ khiến việc bắt giữ gặp nhiều khó khăn.

Video: Bộ đội Biên phòng Lạch Kèn cùng Tổ Đồng quản lý nghề cá số 3 truy bắt tàu giã cào ngoại tỉnh đánh bắt trái phép ở vùng biển Xuân Liên (Nghi Xuân)

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Đã thành quy luật, ban ngày, tàu giã cào ngoại tỉnh rong ruổi hoặc neo đậu ở khu vực ngoài khơi, đêm xuống mới tiến vào vùng biển gần bờ để hành nghề. Khi bị phát hiện, các tàu lập tức chặt đứt lưới dạ (đã định vị vị trí chặt) rồi tăng tốc bỏ chạy khiến việc truy đuổi không dễ dàng gì với lực lượng chức năng. Đó là chưa kể, nhiều tàu còn chống đối, đâm thẳng vào tàu của lực lượng chức năng để tẩu thoát. Thậm chí, các đối tượng còn tung ra những thủ đoạn mới không có trong kịch bản ứng phó khiến lực lượng chức năng bối rối.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Đồn Biên phòng Lạch kèn bắt giữ tàu cá NA 3651-TS đến từ xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) lúc 11 giờ ngày 18/5/2020.

Trung tá Nguyễn Vũ Phong - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Sót (Lộc Hà) cho hay: “Năm 2020, trong quá trình truy đuổi cặp tàu giã cào, bỗng nhiên có 1 người từ trên tàu lao ầm xuống biển kêu cứu nhằm đánh lạc hướng lực lượng chức năng khiến chúng tôi rất khó trong xử lý tình huống”.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Chủ tàu NA 3651-TS và số tang vật bị lực lượng biên phòng bắt giữ (Ảnh tư liệu)

Việc bắt giữ tàu giã cào cũng gặp khó khi không loại trừ khả năng những người có liên quan “ăn rơ” với đội tàu giã cào. “Nhiều lần, tàu thuyền của ngư dân chở BĐBP hoặc tàu của Hải đội 2 - BĐBP Hà Tĩnh xuất kích đều bị một bộ phận theo dõi báo trước nên tàu giã cào đã nhanh chóng rời đi”, Trung tá Hoàng Minh Thảo - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) cho hay.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Thủ đoạn, hành vi đối phó ngày càng tinh vi trong khi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động khiến lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn trong quá trình tuần tra, thực thi nhiệm vụ. Trung tá Nguyễn Văn Quý - Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Vũng Áng - Sơn Dương cho biết: “Do thiếu phương tiện nên các đồn biên phòng đều sử dụng tàu thuyền của ngư dân để truy bắt. Tuy nhiên, việc trưng dụng thuyền của ngư dân rất khó vì người dân sợ bị trả thù. Hơn nữa, tại vùng biển nước sâu Kỳ Anh, việc đuổi bắt tàu lớn trên những con thuyền nhỏ là rất mạo hiểm, tính mạng của ngư dân và cán bộ, chiến sỹ khó được bảo toàn trong trường hợp lật thuyền”.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Đồn Biên phòng Lạch Kèn bắt giữ cặp tàu cá NA 80111-TS và NA 80098-TS do 2 anh em ruột làm chủ là Nguyễn Văn Dũng (SN 1984) và Nguyễn Văn Sỹ (SN 1985), đều trú tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, ngày 19/5/2020.

Cũng gặp khó khăn về vấn đề phương tiện, Đại tá Hoàng Viết Dũng - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh chia sẻ: “Hải đội 2 có 2 tàu công suất 3.500 CV có thể truy bắt thành công khi phát hiện tàu giã cào. Có điều, trước khi “xuất kích”, BĐBP tỉnh phải lên phương án cụ thể trình Bộ Tư lệnh BĐBP xem xét nên rất bị động”.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 22 tàu vi phạm, xử phạt 325 triệu đồng.

Thiếu người, thiếu công cụ hỗ trợ, phương tiện cũ kỹ, xuống cấp khiến hoạt động của lực lượng kiểm ngư Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh - một trong những lực lượng chủ công trong “cuộc chiến” với tàu giã cào kém hiệu quả. Hiện nay, lực lượng chỉ có 1 tàu 350 CV tuổi thọ gần 25 năm với 7 cán bộ (thiếu 4 người theo quy định) trong khi địa bàn hoạt động là vùng biển rộng lớn trải dài 137 km từ Xuân Hội (Nghi Xuân) - Kỳ Nam (TX Kỳ Anh).

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Lạch Kèn lấy lời khai của chủ tàu cá NA 80111-TS và NA 80098-TS do hai anh em ruột Nguyễn Văn Dũng (SN 1984) và Nguyễn Văn Sỹ (SN 1985) làm chủ, đều trú tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, ngày 19/5/2020.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Mặc dù lực lượng chức năng đã rất mạnh tay trong xử lý nhưng vì lợi nhuận lớn từ việc khai thác sai vùng biển quy định bằng hình thức giã cào nên các chủ tàu đã bất chấp theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Không ít tàu dù đã bị xử phạt nhưng vẫn “ngựa quen đường cũ”. Vụ việc tàu giã cào BKS NA-90479TS do Phạm Văn Tuấn (SN 1978, ở xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu, Nghệ An) làm chủ, bị Đồn Biên phòng Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) bắt giữ khi đang đánh bắt hải sản sai quy định vào ngày 2/6/2021 là ví dụ điển hình. Trước đó, chưa đầy nửa tháng (20/5/2021), tàu cá này cũng đã bị Đồn Biên phòng Thiên Cầm bắt giữ, xử phạt 30 triệu đồng.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

“Trong khi đó, chủ tàu ở địa phương này thuê ngư dân ở địa phương khác đứng tên nên trong quá trình bắt giữ rất khó xử lý vì chưa có văn bản hướng dẫn”, ông Nguyễn Viết Hùng - Trưởng phòng Khai thác thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) nói về khó khăn khi bắt giữ và xử lý tàu vi phạm.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

“Trong bối cảnh hiện nay, để hạn chế những hậu quả mà tàu giã cào gây ra, lực lượng chức năng địa phương cần tăng cường hoạt động tuần tra; đồng thời, tuyên truyền giáo dục cho ngư dân nắm được các luồng tuyến mà tàu giã cào được phép hoạt động”, ông Nguyễn Văn Trung - Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản trao đổi.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Lạch Kèn tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về đánh bắt hải sản trên biển cho ngư dân Xuân Hội. Ảnh tư liệu

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Ông Nguyễn Tông Thắng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh nêu phương án cụ thể: “Bên cạnh công tác tuyên truyền, tăng cường truy bắt, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, cần thông báo về chính quyền các địa phương - nơi chủ tàu giã cào hoạt động trái phép đang sinh sống để có các biện pháp răn đe, giáo dục. Đặc biệt, lực lượng chức năng và chính quyền từ cấp tỉnh đến các xã vùng biển khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau từ tuyên truyền đến truy bắt mới hy vọng chấm dứt vấn nạn này”.

Liên quan đến vấn đề tuần tra, kiểm soát, truy bắt của lực lượng “chủ công” là BĐBP tỉnh, Đại tá Hoàng Viết Dũng thông tin: “Thời gian tới, BĐBP Hà Tĩnh sẽ chỉ đạo lực lượng biên phòng tuyến biển tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; đồng thời phối hợp với biên phòng các tỉnh trao đổi thông tin nghiệp vụ để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những tàu vi phạm luồng lạch khai thác cũng như sử dụng lưới giã cào, kích điện đánh bắt hải sản”.

Ngoài các biện pháp trên, các địa phương ven biển cần có sự hỗ trợ về kinh phí, mua sắm trang thiết bị để lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ thuận lợi hơn. Thực tế cho thấy, chủ trương này đã bước đầu cho hiệu quả. Theo đó, giữa tháng 6/2020, huyện Nghi Xuân đã trang bị 1 cano cao tốc trị giá 3 tỷ đồng để hỗ trợ Đồn Biên phòng Lạch Kèn nên chỉ trong 6 tháng cuối năm 2020, đơn vị đã bắt giữ 18 tàu giã cào, xử phạt 320 triệu đồng. Từ đầu năm 2021 đến nay, Đồn Biên phòng Lạch Kèn tiếp tục bắt giữ 10 tàu, xử phạt 100 triệu đồng.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Tàu biển Hải đội 2 Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng neo đậu tai cảng Sơn Dương (Kỳ Anh - Hà Tĩnh)

Được biết, huyện Kỳ Anh cũng đã đồng ý phương án đóng mới tàu công suất lớn để Đồn Biên phòng Kỳ Khang tuần tra, tham gia cứu hộ, cứu nạn và truy bắt tàu giã cào ngoại tỉnh với nguồn kinh phí dự kiến hơn 1 tỷ đồng.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Bộ đội Biên phòng Lạch Kèn tham gia trục vớt tàu cá ở xã Xuân Liên bị dông lốc đánh chìm đêm 17/5/2020.

Đặc biệt, việc huy động 15 tổ đồng quản lý nghề cá toàn tỉnh cùng hỗ trợ, đồng hành trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn và truy bắt tàu giã cào cùng lực lượng chức năng là giải pháp cần tiếp tục được triển khai. Theo Thượng tá Trần Đức Phúc - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Lạch Kèn, ngoài lực lượng kiểm ngư, BĐBP thì các tổ đồng quản lý nghề cá được xem là “mắt thần” thông báo thông tin, vị trí vi phạm, đặc biệt họ còn đảm nhận vị trí “hoa tiêu” dẫn đường, truy bắt tàu giã cào hoạt động sai vị trí quy định. Thời gian qua, chúng tôi bắt giữ được số lượng lớn tàu giã cào đều có sự phối hợp của các tổ đồng quản lý nghề cá ở Nghi Xuân.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

“Để ngăn chặn, đẩy đuổi tàu giã cào, góp phần đem lại sự bình yên trên biển và giữ gìn nguồn lợi hải sản, tổ đồng nghề cá chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ về con người, phương tiện vào bất cứ thời điểm nào nếu lực lượng chức năng cần. Thuyền chúng tôi có công suất nhỏ, không thể truy đuổi vào ban ngày nhưng đêm lại có lợi thế là khó phát hiện, giúp lực lượng chức năng dễ tập kích, bắt giữ”, ông Nguyễn Văn Bê - Tổ trưởng Tổ Đồng quản lý nghề cá số 2, xã Xuân Liên (Nghi Xuân) nêu quyết tâm.

Vấn nạn tàu giã cào trên vùng biển Hà Tĩnh (bài 2): Làm gì để trả lại bình yên cho ngư dân?

Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa Sót (xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà). Ảnh: Thành Nam

Thiết Kế: Thành Nam

Chủ đề Khai thác tài nguyên trái phép

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Không chỉ là bài học riêng cho 3 bị cáo, phiên tòa mà TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở còn là lời cảnh tỉnh cho những ai hám lợi để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Đói ăn vụng, túng làm liều

Đói ăn vụng, túng làm liều

Chỉ vì cần tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, Nguyễn Văn Trọng (SN 1989, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bất chấp hậu quả, sa chân vào con đường bất chính…
Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Quy định mới về xử lý người vi phạm Luật ATGT có hiệu lực thi hành được nhiều người dân đồng tình, tuy nhiên vẫn có một bộ phận cho rằng, mức xử phạt quá nặng.
Khi lòng tham lấn át lý trí

Khi lòng tham lấn át lý trí

Dù trong độ tuổi lao động nhưng Phùng Hà Trang (trú ở TP Hà Tĩnh) không tu chí làm ăn, mà rẽ lối sang con đường phi pháp. Kẻ lừa đảo đã phải nhận 15 năm tù giam.