UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, có 100% tàu cá của ngư dân trong tỉnh khai thác hải sản xa bờ được trang bị tủ thuốc và dụng cụ y tế theo quy định.
Tròn một năm nay, BQL các cảng cá Hà Tĩnh đã làm đủ cách nhưng cũng đành “bó tay” với kiểu chây ì đóng lệ phí dịch vụ sử dụng cảng của ngư dân xã Xuân Hội (Nghi Xuân).
Trong hành trình mưu sinh, ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã chủ động liên kết thành các tổ đoàn kết sản xuất trên biển nhằm hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn trong quá trình đánh bắt, đầu tư đóng mới tàu thuyền, công suất lớn để vươn ra biển lớn...
Từ một cửa biển hẹp và sâu, nơi rộng nhất từ 200-300m, đảm bảo cho tàu từ 300 tấn ra vào thuận lợi; nay do tác động của tự nhiên đã rộng gần 800m làm dòng chảy chậm lại, cát lắng thành cồn. Không chỉ “lấy đi” tiền bạc và sức lực của ngư dân, sự bồi lắng luồng lạch còn làm nhụt chí ngư dân muốn đóng tàu to vươn ra biển lớn.
Sau những ngày biển động, ngư dân Hà Tĩnh lại dong thuyền ra khơi bám biển khai thác cá vụ bắc. Trở về sau những chuyến tàu vươn khơi là hàng tấn cá các loại có giá trị kinh tế cao...
Chiều 11/8, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn và Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh có buổi tiếp, làm việc với ngài Lee Hyuk - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam.