Emagazine

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Trực tiếp tiếp xúc với những người trở về từ vùng có dịch Covid-19, nguy cơ lây nhiễm cao, áp lực công việc rất lớn, nhưng những người phục vụ trực tiếp tại các khu cách ly trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn lặng lẽ chấp nhận hy sinh, gồng mình làm tròn sứ mệnh tuyến đầu chống dịch.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Những ngày đầu tháng 3, khi cấp trên có kế hoạch điều động y, bác sỹ lên phục vụ tại các khu cách ly tập trung, chị Uông Thị Hương Hà (cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn) đã xác định tư tưởng mình sẽ là một trong nhưng người đầu tiên xung phong lên tuyến đầu chống dịch.

“Chồng đi làm xa nhà, con trai năm nay thi đại học, nếu nói rằng tôi không đắn đo suy nghĩ là không đúng. Giai đoạn nước rút, cần sự chăm sóc, hướng dẫn của mẹ nhưng con vẫn động viên mẹ cứ yên tâm xung phong nhận nhiệm vụ, ở nhà mình con tự lo được” – chị Hà tâm sự.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Chị Uông Thị Hương Hà (ngoài cùng bên phải) là một trong những người đầu tiên xung phong lên tuyến đầu chống dịch.

Công dân Việt Nam từ Lào về qua cửa khẩu Cầu Treo làm các thủ tục để cách ly y tế (ngày 19/3). Video: Bá Tân - Trần Hoàn

Dù thương con và biết nhận nhiệm vụ lần này đồng nghĩa với việc bản thân cũng bị cách ly, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy hiểm nên chưa biết bao giờ mới được về nhà, nhưng như một mệnh lệnh từ trái tim, chị Hà đã gác lại nỗi niềm riêng quyết định xin đi.

Khu cách ly tập trung tại xã Sơn Tây trong vòng chưa đầy một tuần đã đón gần 400 người dân là lao động từ các nước Lào, Thái Lan. Chị Hà cùng 6 y, bác sỹ được phân công nhiệm vụ trực tiếp cập nhật, theo dõi tình hình sức khỏe cho người dân ở khu cách ly.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Những đêm đầu, số lượng người về đông, các bộ phận phải làm việc gần như xuyên đêm. Nhiều y, bác sỹ, cán bộ chiến sỹ đã phải trải bìa các-tông ngoài sân nằm để nhường phòng cho người dân.

Đo thân nhiệt, ghi chép thông tin dịch tễ, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, theo dõi các dấu hiệu sức khỏe bất thường… của hàng trăm con người. Ngần ấy công việc như vắt kiệt sức lực của các y, bác sỹ, nhưng có lẽ thông báo một người dân tại khu cách ly được xác định đã tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính số 122 mới thực sự làm họ “choáng váng”.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

“Nhìn những người dân là F1, F2 của ca bệnh 122 bị đưa đi khu vực khác cách ly ngay trong đêm mà chúng tôi không khỏi nghẹn lòng. Vừa phải tăng cường các biện pháp phòng dịch, vừa trấn an tinh thần người dân, anh chị em cũng tự động viên nhau giữ vững tư tưởng, chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất. Nếu tình hình khó khăn, phức tạp hơn, chúng tôi vẫn sẽ kiên cường bám trụ bởi ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ sẽ dành phần ai?” – chị Hà chia sẻ.

Không chỉ có sự động viên của những người cùng “chiến đấu” ở tuyến đầu, chị Hà còn thấy ấm lòng bởi sự chia sẻ của những đồng nghiệp ở nhà. Họ thường xuyên mang thức ăn đến nhà chăm sóc, động viên con trai chị trong những ngày mẹ đi công tác.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Đảm nhận công tác chuẩn bị điều kiện cách ly người dân trở về từ vùng dịch tại Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên (thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) đóng tại xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên), đại úy Nguyễn Thành Trung (Đại đội phó Đại đội Thiết giáp – Phòng Tham mưu Bộ CHQS tỉnh) và các đồng đội đã gần 10 ngày nay không ai có lấy một bữa ăn, giấc ngủ trọn vẹn.

Đại úy Trung cho biết: “Vận chuyển đồ sinh hoạt thiết yếu, vệ sinh, khử trùng khu vực cách ly, chuẩn bị thực phẩm, nước sạch…- một khối lượng công việc khổng lồ phải hoàn tất chỉ trong 3 ngày đêm để đón khoảng 300 người từ vùng dịch về. Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ cùng các hội đoàn thể đã làm việc hết công suất với tinh thần khẩn trương như chống giặc”.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên của Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đóng tại xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã tiếp nhận, cách ly 200 công dân từ nước ngoài trở về để phòng chống dịch Covid - 19. Mọi sinh hoạt của công dân tại khu cách ly luôn được cán bộ, chiến sỹ quan tâm, chăm lo chu đáo. Ảnh Văn Chung

Cuộc sống bên trong Khu cách ly tại Trung tâm Huấn luyện dự bị động viên ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên). Video: Lê Đức - Thành Nam

Mỗi ngày, hàng trăm suất ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm; cung cấp đủ nước sinh hoạt cho ngần ấy con người trong điều kiện cách ly là một thử thách vô cùng lớn. Ngoài suất ăn chính, ban đêm các chiến sỹ còn nấu cháo phục vụ người già và trẻ con; chuẩn bị tinh thần cho những tinh huống bất ngờ.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Công tác đảm bảo an ninh trật tự là vấn đề được đặt lên hàng đầu để đảm bảo tuyệt đối an toàn khu vực cách ly, chủ động phòng ngừa, sẵn sàng xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, người dân không tránh khỏi những hoang mang lo lắng. Các cán bộ chiến sỹ lại là những người làm công tác tư tưởng, trấn an người dân. Tuy nhiên, đại úy Trung cũng chia sẻ: “Người dân lo lắng một thì chúng tôi lo lắng gấp đôi vì nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của hàng trăm con người. Thế nên, dù có hôm không phải ca trực nhưng hơn 10 ngày nay, anh em trong đơn vị chưa ai được ăn đúng bữa, ngủ tròn giấc”.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Không đảm nhận công việc chăm sóc sức khỏe, chuẩn bị điều kiện vật chất tại khu cách ly cho người dân, nhưng ít ai biết rằng, những người làm công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại các địa điểm này cũng “đầu tắt mặt tối” cả ngày lẫn đêm.

Là cán bộ Văn phòng UBND xã Mỹ Lộc (huyện Can Lộc) nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ anh Đặng Quốc Nga phải giải quyết một khối lượng công việc liên quan đến hồ sơ, giấy tờ nhiều, phức tạp như những ngày gần đây.

Hiện xã Mỹ Lộc là địa phương đón số lao động từ Thái Lan, Lào hồi hương nhiều nhất của huyện Can Lộc với 202 người tại khu cách ly tập trung và 58 người cách ly tại nhà.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Trong tổng số hơn 10.700 lao động Hà Tĩnh làm việc ở Thái Lan, huyện Can Lộc có số lao động đông nhất với gần 3.100 người. Vì vậy, công tác tiếp nhận và cách ly tập trung công dân từ Thái Lan trở về đã và đang được cả hệ thống chính trị Can Lộc vào cuộc quyết liệt. Ảnh: Bích Liên

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

“Ngay khi bà con vừa xuống xe, tôi phải phối hợp cán bộ y tế kịp thời lấy thông tin dịch tễ từng người, vào sổ theo dõi, sàng lọc đối tượng kỹ càng rồi mới lên danh sách phân khu, phòng cách ly theo giới tính, đặc điểm lịch trình di chuyển.” – anh Nga cho biết.

Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế, cán bộ đảm nhận phải làm việc với tinh thần trách nhiệm và sự tập trung cao độ. Bởi chỉ một sai sót nhỏ trong quá trình cập nhật thông tin có thể dẫn đến việc bố trí sai đối tượng cách ly – tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo cho nhiều người.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Số lượng người dân cách ly đông, công việc quá tải khiến những người ở tuyến đầu chống dịch luôn trong tình trạng kiệt sức.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Số lượng người dân về đông, việc phân chia cách ly phải tiến hành nhanh để kịp ổn định nơi ăn chốn ở cho bà con, trong khi các chuyến xe chủ yếu về ban đêm. Điều đó đồng nghĩa công việc của anh Nga và các đồng nghiệp chỉ có thể kết thúc lúc trời đã gần sáng.

“Diễn biến dịch phức tạp, mọi người đều phải gồng mình thế nên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hạn chế thấp nhất rủi ro là điều mà tôi luôn tự nhắc mình” – anh Nga chia sẻ.

Mỗi người mà chúng tôi có dịp trò chuyện đảm nhận một công việc nhưng tất thảy họ đều xứng đáng là những “chiến sỹ” kiên cường trên tuyến đầu chống dịch. Trách nhiệm của mỗi cá nhân, đoàn kết của cộng đồng và quyết tâm của toàn dân, tin rằng, chúng ta sẽ sớm đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh.

ảnh, video: kiều minh & pv.ctv

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Tang thương Làng Nủ

Tang thương Làng Nủ

Trong cơn mưa tầm tã, từng thi thể người dân thôn Làng Nủ lần lượt được đưa về. Nơi ấy, tiếng khóc vang lên khắp nơi khi người ở lại phải đau đớn đón nhận tin dữ sau thảm họa lũ quét kinh hoàng.
Trưa 11/9: 292 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Trưa 11/9: 292 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố); hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ. Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bước đầu thống kê một số thiệt hại về người và tài sản đến 11 giờ ngày 11/9/2024 có 292 người chết và mất tích (152 người chết, 140 người mất tích).
Khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (1 xe tải, 2 xe ô tô đầu kéo, 6 xe máy và 1 xe máy điện), đến nay xác định 8 người mất tích; đã cứu chữa và đưa 3 người bị thương đi cấp cứu.
Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi trong vụ sập cầu Phong Châu. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến kiểm tra tại hiện trường vụ sập cầu.
Cảnh báo lũ khẩn cấp do hoàn lưu cơn bão số 3

Cảnh báo lũ khẩn cấp do hoàn lưu cơn bão số 3

Ngày 9/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức cuộc họp thông tin thiên tai khẩn cấp về bão số 3 (tên gọi quốc tế là Yagi). Đây cũng là cơn bão có sức gió mạnh nhất thế giới (ghi nhận đến thời điểm hiện tại) trong năm 2024.
24 người chết do bão Yagi

24 người chết do bão Yagi

Bão Yagi đổ bộ miền Bắc đã làm 24 người chết, 3 người mất tích; trong đó Lào Cai 6, Quảng Ninh 5, Hà Nội và Hòa Bình mỗi tỉnh 4 người chết.