Sẽ sửa Luật BHYT tiến tới khám chữa bệnh miễn phí

Ngành y tế đang lấy ý kiến sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm tiến tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho toàn dân, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết thông tin trên tại hội thảo "Nâng cao hơn nữa quyền lợi bệnh nhân trong chẩn đoán, điều trị" do Bộ Y tế và Báo Tiền Phong tổ chức, sáng 8/5.

Theo Thứ trưởng Thuấn, một trong những định hướng lớn mang tính đột phá đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh gần đây, đó là: "Phấn đấu để mỗi người dân được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần mỗi năm và tiến tới miễn viện phí toàn dân". Ngành y tế xác định lộ trình 2026-2030 và 2031-2035 sẽ tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm để từng bước hiện thực hóa hai chủ trương lớn này.

Cụ thể, từ 2026 đến 2030, ngành y tế đặt mục tiêu 90% người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ dự phòng bệnh tật, tăng tỷ lệ bao phủ BHYT lên 100%, bảo đảm 100% người dân được khám sức khỏe định kỳ hàng năm; đồng thời phát triển hồ sơ sức khỏe điện tử quản lý trọn đời. Tỷ lệ chi trả trực tiếp từ người dân cho dịch vụ y tế sẽ giảm xuống dưới 20%; đồng chi trả trong khám chữa bệnh BHYT sẽ giảm dưới 10%.

Giai đoạn từ 2031-2035, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, từng bước triển khai chính sách miễn phí chăm sóc sức khỏe toàn dân. Mục tiêu đến năm 2045 là người dân không còn phải thanh toán thêm khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về bảo đảm an sinh y tế.

anh-chup-man-hinh-2025-05-08-l-6738-2532-1746685854.jpg
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thái Hà

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc miễn viện phí cần có lộ trình, hướng dẫn cụ thể. TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện SIS Cần Thơ, cho rằng "miễn phí" cần được làm rõ phạm vi và đối tượng áp dụng.

"Miễn phí ở đây là một bệnh nhân vào viện sau đó kết thúc điều trị không phải trả bất cứ đồng nào hay là chỉ được miễn phí ở phần nào", ông nói và thêm rằng hiện tại các bệnh đột quỵ, tim mạch, ung thư là ba bệnh nguy hiểm. Đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu. Bảo hiểm chi trả cho đột quỵ rất lớn, mỗi ca lên tới hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, nếu muốn giảm chi phí, hướng đến miễn viện phí thì giải pháp là dự phòng làm sao để giảm được bệnh tật.

PGS.TS Phạm Ngọc Đông, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, cũng lưu ý dù người dân không phải trả phí khi đi khám bệnh, song vẫn cần có nguồn tài chính khác để bù đắp khoản này. Hiện trên 90% dân số Việt Nam đã tham gia BHYT, song việc miễn phí hoàn toàn dịch vụ khám chữa bệnh vẫn chưa thể thực hiện, trong khi bảo hiểm nhân thọ lại cho phép người mua được miễn phí đầy đủ các dịch vụ.

Theo ông Đông, điểm khác biệt cơ bản giữa BHYT và bảo hiểm nhân thọ là mức đóng phí. Hiện tại, mức lương cơ bản ở Việt Nam còn thấp, kéo theo số tiền đóng bảo hiểm y tế cũng hạn chế so với nhu cầu chi trả thực tế. Ông đặt vấn đề nên chăng chuyển sang đóng bảo hiểm y tế theo thu nhập thay vì theo lương cơ bản. Bởi trong bối cảnh giá thiết bị, thuốc men chủ yếu nhập khẩu theo giá quốc tế, nhưng mức đóng bảo hiểm lại vẫn tính theo thu nhập tại Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất cân đối quỹ.

Nếu điều chỉnh tỷ lệ đóng BHYT theo phần trăm thu nhập, quỹ bảo hiểm sẽ có nguồn lực mạnh hơn, mở rộng khả năng chi trả cho người bệnh, ông Đông bày tỏ, thêm rằng việc sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế cần đặc biệt lưu ý tới cách thức đóng phí cũng như phát triển các loại hình bảo hiểm bổ sung phù hợp thực tiễn.

Theo Ths Hoàng Trung Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, đến cuối năm 2024, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tại Việt Nam đạt 94,2%. Nhóm yếu thế như hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng, trong khi người lao động, hưu trí đóng theo tỷ lệ lương hoặc mức lương cơ sở.

Với mức đóng hiện nay, quỹ BHYT vẫn giữ trạng thái cân đối. Dù vậy, việc mở rộng quyền lợi, tăng chi trả và điều chỉnh giá dịch vụ đòi hỏi ngành y tế nghiên cứu linh hoạt lại mức đóng, bảo đảm tương xứng với khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng và ngân sách Nhà nước.

vnexpress.net

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.