Mặc dù UBND xã Thạch Trung (TP. Hà Tĩnh) đã có thông báo về việc tạm ngừng sản xuất để khắc phục xử lý dứt điểm hệ thống thoát thải, nhưng cơ sở làm bún của ông Trương Công Phúc (thôn Đông Tiến) vẫn sản xuất và xả nước thải ra môi trường.
UBND huyện Hương Khê vừa phát đi văn bản về việc đình chỉ hoạt động chăn nuôi đối với hộ ông Phan Ngọc Hạnh (ở thôn 6, xã Hương Giang, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) vì đã có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Hai trại chăn nuôi lợn của hộ ông Phạm Trần Sum và Đinh Thăng Long, cùng thuộc xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị ngành chức năng xử phạt tổng số tiền 53,5 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Cơ sở sản xuất bún của ông Trương Công Phúc ở thôn Đông Tiến, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh bị xử phạt gần 70 triệu đồng do vi phạm trong việc xả nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.
Nước thải từ cơ sở nuôi tôm của ông Nguyễn Đức Thanh (SN 1952, trú tại phường Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) ở xã Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) được xả trực tiếp ra biển có thông số sunfua vượt 1,28 lần tiêu chuẩn cho phép.
Công ty TNHH MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn (đóng ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị ngành chức năng xử phạt 420 triệu đồng do có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Hơn 3 năm nay, các hộ dân ở tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không khỏi lo lắng trước việc Nhà máy sản xuất gạch không nung Terazzo xả nước thải không qua xử lý ra môi trường.
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (PC05) - Công an Hà Tĩnh vừa bắt quả tang trại chăn nuôi lợn công nghiệp của Công ty TNHH Khánh Giang (xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh) xả thải trực tiếp ra môi trường.
3 năm sau sự cố môi trường, Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục cơ bản 53 lỗi vi phạm, đầu tư kinh phí đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý môi trường hiện đại.
Cùng với công tác bồi thường, tích cực đóng góp an sinh xã hội trên địa bàn, trong 3 năm qua, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã chủ động, tích cực, từng bước khắc phục 53 lỗi vi phạm, đầu tư kinh phí đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý môi trường hiện đại.
Tình trạng vứt rác, xả nước thải, chất thải chăn nuôi trực tiếp xuống hệ thống kênh mương thủy lợi ở Hà Tĩnh đang ngày càng gia tăng. Tại nhiều tuyến kênh, không mấy khó khăn để ghi được những hình ảnh rác thải, bao bì, thậm chí là xác động vật tràn ngập hai bên bờ, tại các miệng cống…
Hơn 10 tháng trôi qua kể từ ngày UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Xây dựng Tiến Đạt (TP Hà Tĩnh) vì vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại xã Thịnh Lộc (Lộc Hà), nhưng đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa chấp hành.
Nhận được phản ánh của người dân xã Hương Xuân về việc một trang tại chăn nuôi lợn quy mô lớn xả thải ra bên ngoài, Phòng TN&MT huyện, Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phối hợp với chính quyền địa phương đã trực tiếp kiểm tra hiện trường, lập biên bản vụ việc, đồng thời yêu cầu không để tái diễn tình trạng này.
Bức xúc vì trại chăn nuôi lợn xả nước thải ra ngoài, bốc mùi hôi thối, nhiều người dân ở Hương Xuân, Hương Khê, Hà Tĩnh đã đến bao vây, đào đất đắp chặn cống thoát nước bên đường, yêu cầu chính quyền, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh đã ký quyết định thành lập Tổ kiểm tra, giám sát xử lý môi trường, xả thải ra môi trường của Dự án FORMOSA. Để mang đến góc nhìn cụ thể hơn về hoạt động này, P.V Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Phan Lam Sơn – Phó Giám đốc Sở TN&MT, Tổ trưởng tổ công tác nói trên.
Sự việc chôn lấp chất thải không đúng quy định của Công ty CP Tư vấn xây dựng và Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (Công ty Môi trường đô thị Kỳ Anh) vừa được phát hiện trong những ngày gần đây đòi hỏi sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng để đưa câu trả lời chính xác, khách quan nhất đến đông đảo người dân. Với vai trò là cơ quan “đầu não” về quản lý môi trường trên địa bàn, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã vào cuộc triển khai như thế nào?