Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kế thừa kinh nghiệm từ lịch sử, trong chiến tranh chống Mỹ, Đảng ta tiếp tục đề ra phương châm đánh lâu dài, giành thắng lợi từng bước, tiến tới chủ động tiến công.
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ở tuổi thanh xuân đã quyết định xuất dương tìm đường cứu nước. Mùa xuân 1919, Nguyễn Ái Quốc vào Đảng xã hội Pháp, tiếp đó - năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là chiến sĩ cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Đồng Sỹ Nguyên (01/3/1923 - 01/3/2023)- nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân lại càng ghi nhớ cuộc đời, sự nghiệp và tôn vinh công lao, cống hiến to lớn của đồng chí đối với cách mạng Việt Nam.
Đúng 2 ngày rưỡi trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, vào lúc 15 giờ ngày 28/4/1975, phi đội máy bay A37 của phi công Nguyễn Thành Trung đã được lệnh xuất kích từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) vào ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tiêu diệt và phá hủy 50 máy bay địch. Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Lê Văn Tri là người chỉ huy trận đánh này.
Dẫu đã trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng những chiến công anh hùng, những câu chuyện huyền thoại của đường Hồ Chí Minh trên biển và “Đoàn tàu không số” vẫn mãi mãi là niềm tự hào của quân đội ta, Nhân dân ta; là biểu tượng sáng ngời của lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm giành độc lập, tự do, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đã mười năm kể từ khi được tham gia chuyến hành trình “Theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển” nhưng ký ức về những cuộc gặp gỡ với các CCB tàu không số và bà con miền Nam vẫn chưa hề phai nhạt trong tôi.
Lại thêm một tháng Tư “gõ” bồi hồi vào ký ức Thiếu tướng Nguyễn Đức Tới - Chủ tịch Hội CCB Hà Tĩnh. Ông là người mà cách đây tròn 45 năm đã cùng đồng đội phá nát “cánh cửa thép” Xuân Lộc, mở toang cửa ngõ Sài Gòn cho đại quân tiến vào giành toàn thắng.
Trận đánh thần tốc, chỉ diễn ra trong 10 phút của Quân chủng không quân Việt Nam. Lần đầu ta dùng máy bay địch để đánh địch, tập kích đường không, góp phần đẩy nhanh quá trình tan rã của quân đội và chính quyền Sài Gòn. Phi đội Quyết thắng, bằng trận đánh tập kích bất ngờ đó, đã được ví như “mũi tiến công thứ 6” đầy uy lực vào Sài Gòn, tạo điều kiện thuận lợi cho 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đúng 17h ngày 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Cùng với nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp cả lực lượng và thế trận, dù đối mặt với nhiều hy sinh và thương vong, ta vẫn nén đau thương tiến về phía trước, giành chiến thắng ngay trận mở đầu. Đến ngày 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, từ 5 hướng tiến thẳng tới nội đô Sài Gòn.
Chúng tôi trở lại thành phố cao nguyên khi dư âm kỷ niệm chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3/1975 - 10/3/2019) vẫn còn ngân đọng trên phố phường và tâm tư cư dân bản xứ. 44 năm đã trôi qua, gương mặt phố xá đã mang dáng vẻ hiện đại nhưng ký ức về những năm tháng chống Mỹ vẫn mãi còn trong tâm khảm bao người…
Những ngày này, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang bồi hồi, náo nức kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2019). Hơn 4 thập kỷ trôi qua, tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí phách hào hùng của dân tộc, những bài học vô giá từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn còn nguyên giá trị.