Emagazine

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn
Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Trên cơ sở những nội dung được ký kết trong hội nghị cấp cao thường niên hằng năm, Hà Tĩnh hợp tác với các tỉnh để đảm bảo an ninh biên giới, giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch và khoa học công nghệ; thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế; giao thông vận tải và phối hợp tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào về nước.

Từ sự hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, 3 tỉnh đã cùng giúp nhau phát triển. Theo đó, hạ tầng giao thông giữa 2 cửa khẩu là Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Nậm Phao (Bôlykhămxay) được đầu tư nâng cấp, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của cả hai bên; các tour/tuyến du lịch được kết nối, góp phần quảng bá hình ảnh cả 2 nước Việt Nam và Lào.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Hội nghị cấp cao thường niên giữa Hà Tĩnh với tỉnh Khăm Muộn diễn ra vào ngày 26/12/2019 tại thị xã Thà Khẹc, tỉnh Khăm Muộn (Ảnh tư liệu).

Trên lĩnh vực hợp tác đầu tư và phát triển kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp (DN) Hà Tĩnh đầu tư vào Lào, góp phần phát triển kinh tế hiệu quả như: Công ty TNHH Việt - Lào (Vilaco) thuộc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh; Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh...

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chúc tết lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn cùng Nhân dân các dân tộc Lào năm 2021. Ảnh: Thanh Hoài

Cùng với đó, tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo các ngành cung cấp thông tin, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn đối với các DN của Lào có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Hà Tĩnh; giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho DN Hà Tĩnh trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại Lào được thuận lợi. Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại CKQT Cầu Treo, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; triển khai thực hiện chính thức hệ thống thông quan tự động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu của DN.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Ông Thái Phúc Sơn - Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh chia sẻ: “Hai năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với 2 tỉnh Bôlykhămxay và Khăm Muộn tiếp tục được củng cố, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là hỗ trợ nhau trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác xây dựng tuyến biên giới hòa bình, ổn định, phát triển. Hà Tĩnh quyết tâm đưa mối quan hệ hữu nghị với 2 tỉnh Bôlykhămxay và Khăm Muộn trở thành điển hình về hợp tác của 2 nước Việt Nam - Lào”.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Ưu tiên hàng đầu về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, hiện nay, Hà Tĩnh là một trong những địa phương tiếp nhận đào tạo tiếng Việt và chuyên ngành, hệ đại học, cao đẳng, trung cấp và cao đẳng nghề cho cán bộ, học sinh, sinh viên (SV) các tỉnh của Lào với số lượng nhiều nhất cả nước. Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh là một trong những trường có đông SV Lào nhất cả nước với hơn 1.200 lưu học sinh đang theo học. Nhà trường cũng thực hiện ký kết hợp tác đào tạo với 13 tỉnh của nước bạn Lào.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày quốc khánh nước CHDCND Lào năm 2020. Ảnh tư liệu

Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh cho biết: “SV Lào hiện chiếm hơn một nửa tổng số SV toàn trường, chủ yếu học các ngành cao đẳng điều dưỡng, hộ sinh, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, dược. Lũy kế từ năm 2006 đến nay, nhà trường đã đào tạo cho hơn 2.200 SV Lào. Qua tìm hiểu, SV sau khi tốt nghiệp đều có việc làm và đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Lào”.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Lãnh đạo Tỉnh đoàn cùng Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh tặng quà cho các sinh viên Lào có hoàn cảnh khó khăn tại Trường ĐH Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Năm học vừa qua (2020 - 2021), Hà Tĩnh tiếp nhận đào tạo cho hơn 1.600 SV Lào tại các trường: Đại học Hà Tĩnh, Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức và Cao đẳng Nguyễn Du (bao gồm cả SV theo diện học bổng và SV diện tự túc). Theo diện học bổng, trong năm học 2021 - 2022, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ 37 suất học bổng mới cho các học viên tỉnh Khăm Muộn, 80 suất học bổng cho các học viên tỉnh Bôlykhămxay sang học tiếng Việt, sau đó học tiếp chuyên ngành.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Sinh viên Lào hệ Cao đẳng điều dưỡng khóa 13 học lớp Tiếng Việt chuyên ngành ở Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.

Qua đánh giá từ phía nước bạn Lào, số SV và nghiên cứu sinh được Hà Tĩnh đào tạo khi trở về nước tiếp tục phát huy được năng lực. Đội ngũ này không chỉ là nguồn nhân lực quan trọng, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Lào mà còn là nhân tố vô cùng ý nghĩa trong việc vun đắp và thắt chặt tình đoàn kết, tăng cường mối quan hệ hợp tác đặc biệt giữa 2 dân tộc Việt Nam và Lào.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Những ngày đầu cao điểm của cuộc chiến chống dịch COVID-19, ngay từ rất sớm, Hà Tĩnh đã sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo”, hỗ trợ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế giúp 2 tỉnh bạn. Khi tình hình dịch bệnh ở Bôlykhămxay và Khăm Muộn còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh bạn vẫn vượt đường biên giới xa xôi hỗ trợ Hà Tĩnh chống dịch.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu trao biểu trưng gói hỗ trợ y tế trị giá 1 tỷ đồng cho tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khăm Muộn (tháng 5/2021). Ảnh: Đình Nhất

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Phó Bí thư - Chủ tịch HĐND tỉnh Khăm Muộn Bun Mi Phim Mạ Sỏn cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) trao 20.000 USD và 5 tấn gạo (tổng trị giá 500 triệu đồng) hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh phòng chống dịch bệnh COVID-19 (tháng 7/2021). Ảnh: Bá Tân

Riêng năm 2021, Hà Tĩnh đã tặng gói vật tư y tế phòng chống dịch COVID-19 tổng trị giá 2 tỷ đồng cho tỉnh Bôlykhămxay và Khăm Muộn; xây dựng công trình Trạm Y tế bản Mạc Phương (Nakai, Khăm Muộn) trị giá 2 tỷ đồng; Công an tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ công an 2 tỉnh Bôlykhămxay và Khăm Muộn gói trang thiết bị, vật dụng y tế với tổng trị giá 250 triệu đồng; Trạm xá Quân dân y của Bộ đội Biên phòng tỉnh tại bản Thoọng Pẹ, huyện Khăm Cợt, tỉnh Bôlykhămxay đã khám chữa bệnh cho 1.930 lượt người dân Lào, trị giá gần 120 triệu đồng… Đáp lại tình cảm của Hà Tĩnh, tỉnh Bôlykhămxay đã quyên góp ủng hộ 10.000 USD; tỉnh Khăm Muộn trao 20.000 USD và 5 tấn gạo để hỗ trợ Hà Tĩnh phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Khám chữa bệnh tại Trạm xá Quân dân y kết hợp bản Thoọng Pẹ, huyện Căm Cợt, tỉnh Bolykhamxay (Lào). Video tư liệu

Đại úy Võ Anh Tuấn - Trạm trưởng Trạm Biên phòng CKQT Cầu Treo cho biết: “Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên cửa khẩu, người đi và đến được cách ly nghiêm ngặt nên công tác phòng chống dịch COVID-19 luôn đảm bảo an toàn”.

Tháng 9/2021, khi Chính phủ đồng ý cho lưu học sinh và SV nước ngoài quay trở lại Việt Nam học tập, Trạm Biên phòng CKQT Cầu Treo đã tiếp đón, làm thủ tục nhập cảnh cho 2.099 SV, lưu học sinh Lào quay trở lại cách ly tập trung và tiếp tục học tập tại các trường trên địa bàn Hà Tĩnh và các tỉnh trong nước.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Thời điểm này, tại “cửa ngõ” giao thương giữa Hà Tĩnh với Bôlykhămxay và Khăm Muộn - CKQT Cầu Treo, dù cuối năm tấp nập người đi - về làm thủ tục xuất nhập cảnh nhưng mọi hoạt động đều đảm bảo phòng chống dịch COVID-19. Ngay khi sang địa phận Việt Nam, người dân được bộ đội của Trạm Biên phòng CKQT Cầu Treo tiếp nhận, vận chuyển và đưa về khu cách ly tập trung ở Khu ký túc xá Mitraco (TX Kỳ Anh).

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Lực lượng chức năng phun khử khuẩn và bắt buộc tài xế đổi lái khi phương tiện qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Không chỉ phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống dịch COVID-19, trên cơ sở biên bản ghi nhớ hợp tác được ký hằng năm, Hà Tĩnh cùng với Bôlykhămxay và Khăm Muộn đã chủ động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Các lực lượng công an, quân sự, biên phòng và các huyện biên giới duy trì giao ban, trao đổi và phối hợp thường xuyên để xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị lâu bền.

Hà Tĩnh thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Bôlykhămxay và Khăm Muộn

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp với Công an Lào tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Ảnh: Thanh Giang

Từ năm 2020 đến nay, các đơn vị tổ chức tuần tra, quản lý, bảo vệ an toàn hệ thống đường biên, mốc giới được 51 đợt/362 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia; duy trì thực hiện có hiệu quả 25 tổ chốt với hàng trăm cán bộ, chiến sỹ dọc tuyến biên giới đất liền để tuần tra, kiểm soát. Trong đó, tuyến biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay có 14 tổ chốt; Hà Tĩnh - Khăm Muộn 11 tổ chốt.

Ông Thái Phúc Sơn - Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh cho biết: “Mặc dù cả 3 tỉnh đều phải căng mình chống dịch nhưng trên tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” giữa 2 nước Lào - Việt anh em, Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khăm Muộn, đã tích cực hỗ trợ nhau cả về vật chất lẫn kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19”.

ảnh: pv-ctv

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...
Tiếp tục nghiên cứu, phát huy trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Tiếp tục nghiên cứu, phát huy trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên) được tổ chức vào ngày 14/12/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá "chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", “gốc vững, thân chắc, cảnh uyển chuyển” (“Thân gầy guộc, lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!”), thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.