Là vùng đất có lịch sử hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có khối lượng di sản vật thể phong phú, đa dạng, bao gồm hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di chỉ khảo cổ học và nhiều hiện vật quý đang được bảo quản, lưu giữ tại nhiều địa chỉ. Đó là tấm gương phản chiếu truyền thống yêu nước, văn hóa và cách mạng của Nhân dân, là nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo tồn, phát huy giá trị.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê , huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Không chỉ có công với nước trong vai trò một vị tướng, ông còn là một bậc trí thức điển hình, nhà cải cách chính trị, nhà khoa học về thiên văn học và là nhà sử học lớn.
Chặng đường hơn 30 năm tái lập tỉnh, văn hóa đã đóng vai trò quan trọng vào những thành tựu chung của Hà Tĩnh. Tuy nhiên, theo đánh giá tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 thì “bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế”. Đây là điểm “nghẽn” làm cho văn hóa chưa phát huy hết tiềm năng, nội lực to lớn.