Núi Hồng - Sông La

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh
Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Theo thống kê của ngành VH-TT&DL, đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có gần 1.800 di tích lịch sử văn hóa (LSVH), danh lam thắng cảnh, trong đó có 617 di tích đã được xếp hạng, gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 86 di tích cấp quốc gia, 529 di tích cấp tỉnh. Các di chỉ Phôi Phối - Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi Xuân) và Cồn Sò (Thạch Lạc - Thạch Hà) cũng nằm trong số các di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Di tích LSVH Hà Tĩnh khá đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung. Hệ thống hiện vật, tư liệu, tài liệu Hán Nôm, sắc phong… tại các di tích và đang được bảo quản tại Bảo tàng Hà Tĩnh đồ sộ, muôn hình muôn vẻ. Tất cả đều phản chiếu truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa, sự thông minh, sáng tạo của lớp lớp tiền nhân qua dặm dài lịch sử.

Phần lớn các di tích có tuổi đời hàng trăm năm, trải qua thời gian, mưa nắng nên hầu hết xuống cấp, một số trở thành phế tích. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản vật thể này là việc làm có ý nghĩa to lớn nhằm góp phần xây dựng văn hóa, con người Hà Tĩnh, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, tinh thần cách mạng, ý chí tự lực tự cường cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo ra nguồn lực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Nhận thức rõ vấn đề này, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã có sự quan tâm công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích LSVH. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 17/6/2021 quy định tiêu chí hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp di tích LSVH.

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Chuông Chùa Rối - một hiện vật quý từ thời Trần (thế kỷ XIV) đã được UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia.

Video: Cận cảnh chuông Chùa Rối. Thực hiện: Tuấn Phương

Ông Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng Quản lý văn hóa Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cho biết: Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác quản lý di tích ngày càng cao. Các nghị quyết, chủ trương của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ngày được thẩm thấu vào đời sống Nhân dân. Tinh thần trách nhiệm, kiến thức quản lý của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở trong việc trùng tu, tôn tạo di tích được nâng lên. Người dân ngày càng quan tâm chăm lo bảo tồn các di tích lịch sử, các cơ sở thờ tự, nhà thờ dòng họ bằng các việc làm cụ thể.

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Văn Miếu Hà Tĩnh được phục dựng với kinh phí 102 tỷ đồng. Ảnh: Huy Tùng

Trong vòng 6 năm (2014-2020), ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh đã phân bổ hơn 60 tỷ đồng từ nguồn chống xuống cấp (Trung ương hỗ trợ 1 tỷ đồng/năm, tỉnh bố trí bình quân 9-12 tỷ đồng/năm). Trong 5 năm (2015-2019), toàn tỉnh đã huy động được 670 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo di tích. Từ các nguồn kinh phí đó, đến nay đã có gần 300 lượt di tích được trùng tu, tôn tạo.

Một số di tích được trùng tu, tôn tạo hoàn toàn bằng nguồn kinh phí xã hội hóa như: đền thờ Nguyễn Thiếp (xã Kim Song Trường - Can Lộc) 10 tỷ đồng; đền thờ Mai Hắc Đế (xã Mai Phụ - Lộc Hà) 40 tỷ đồng; đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng - Nghi Xuân) 12 tỷ đồng; Văn Miếu Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh) 102 tỷ đồng...

Nhiều di tích LSVH đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, thu hút mỗi năm hàng vạn lượt du khách đến hành lễ, tri ân, tưởng niệm như Ngã ba Đồng Lộc, chùa Hương Tích, đền Chợ Củi, đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu (Bà Hải), Khu lưu niệm Nguyễn Du...

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cùng với hệ thống di tích phong phú, đa dạng trải đều khắp các miền quê, Hà Tĩnh còn có kho tàng di chỉ khảo cổ học có niên đại lâu đời, phản ánh cuộc sống của người Việt cổ trên đất Hà Tĩnh; hệ thống tài liệu Hán Nôm, sắc phong, cổ vật... đa dạng. Cùng với việc thám sát, khai quật, sưu tầm, bảo quản, ngành chuyên môn đã số hóa các sắc phong, in ấn nhiều tài liệu Hán Nôm, xuất bản sách để giới thiệu. Đặc biệt, bộ Mộc bản Trường Lưu (Mộc bản trường học Phúc Giang) và bản đồ cổ Hoàng Hoa sứ trình đồ của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu đã được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ảnh tư liệu

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Nhiều di tích danh thắng ở Hà Tĩnh đã gắn với các lễ hội, làm cho di tích trở nên sống động, có hồn, góp phần thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh và nhu cầu thưởng ngoạn, vui chơi, học tập, nghiên cứu của người dân. Cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tổ chức các lễ hội mùa xuân, lễ hội nghề nghiệp, lễ tưởng niệm ngày sinh, ngày mất của các danh nhân.

Các lễ hội phong phú diễn ra ở nhiều vùng miền và đều gắn với các di tích, danh thắng. Một số lễ hội đã được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia gắn với các di tích như: lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, lễ hội chùa Hương Tích, hò chèo cạn Cẩm Nhượng. Cùng với phần lễ nghiêm trang, thành kính là phần hội vui tươi, sôi nổi với các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian, đua thuyền, thả đèn hoa đăng, các trò chơi dân gian, hoạt động ẩm thực...

Tại các điểm di tích đều có hệ thống dịch vụ du lịch phong phú. Nhờ vậy, trước đại dịch COVID-19, mỗi năm, Khu di tích Nguyễn Du đón 20-22 vạn lượt du khách; đền Chợ Củi 32-35 vạn lượt, chùa Hương Tích 15-20 vạn lượt, đền Bà Hải 28-30 vạn lượt, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc 30-35 vạn lượt, Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông 5 vạn lượt du khách… Bên cạnh việc đưa di sản đến gần hơn với đời sống Nhân dân, việc tổ chức các lễ hội cũng góp phần không nhỏ vào ngân sách địa phương.

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Du khách tham quan tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Văn Chung

“Việc tổ chức lễ hội tại các di tích, danh thắng ở Hà Tĩnh đã góp phần nâng tầm giá trị các di tích, hài hòa di sản vật thể và phi vật thể, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân”, ông Thái Văn Sinh - Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cho hay.

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản vật thể ở Hà Tĩnh tuy có những thành công như đã kể trên, tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, vẫn còn nhiều hạn chế cần được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đặc biệt là ngành VH-TT&DL chú trọng nhằm khai thác tối đa “kho báu” di sản.

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Toàn cảnh di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi Xuân) - nơi lưu giữ nhiều hiện vật của người Việt cổ từ hậu thời đá mới, đồng thau, văn hóa Sa Huỳnh đến thời Lý, Trần... Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1974, đến năm 2014, Phôi Phối - Bãi Cọi được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia. Ảnh: Đậu Hà.

Trước hết, một số di tích vẫn chưa được quan tâm quản lý, bảo tồn, chống xuống cấp, tiêu biểu là di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi ở Xuân Viên đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tại đây, kể từ ngày Báo Hà Tĩnh phản ánh vào tháng 4/2020, với tình trạng trâu bò thả rông, khai thác cát bừa bãi, không có hàng rào, không có biển báo, đến nay vẫn chưa có gì biến chuyển. Ông Bùi Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết, huyện đã nhiều lần họp bàn giải pháp và đề xuất lên cấp trên hỗ trợ kinh phí bảo tồn chống xuống cấp nhưng chưa được quan tâm giải quyết.

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Các hiện vật thuộc di chỉ Phôi Phối - Bãi Cọi được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (tháng 11/2020). Ảnh: Đức Cường

Hà Tĩnh là vùng đất cổ với trầm tích văn hóa hàng nghìn năm, kho báu cổ vật dồi dào, đa dạng, di chỉ khảo cổ học, hiện vật, chứng tích cách mạng khá phong phú. Tuy nhiên, đến nay, việc xây dựng bảo tàng để trưng bày và giới thiệu hiện vật vẫn đang kéo dài hàng chục năm. Nhiều hiện vật quý vẫn “ngủ yên” trong kho mà chưa biết khi nào đến được với công chúng.

Tại các di tích tín ngưỡng, tôn giáo và một số di tích danh nhân, hoạt động hành lễ tâm linh vẫn lấn át việc giới thiệu nguồn gốc, lịch sử, giá trị các di tích và các danh nhân. Tại một vài điểm di tích, công tác vệ sinh môi trường, quản lý việc hành lễ chưa tốt. Các di tích lịch sử cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ vẫn chưa thu hút được nhiều người đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Được khai quật lần đầu tiên vào năm 1963, di chỉ khảo cổ Thạch Lạc (Thạch Hà) phát lộ nhiều hiện vật liên quan đến cuộc sống của người Việt cổ. Ảnh: Thiên Vỹ

Di sản vật thể - tài nguyên quý giá của Hà Tĩnh

Bảo vật quốc gia súng thần công “Bảo Quốc an dân Đại tướng quân” năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) được phát hiện tại vùng biển Nghi Xuân năm 2003. (Trong ảnh: 1 trong 3 khẩu súng thần công được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh).

Theo ông Nguyễn Tùng Lĩnh, luật và các nghị định ban hành chưa theo kịp thực tế nên hiện nay chỉ có các di tích đã được xếp hạng mới quản lý được, còn những di tích chưa được xếp hạng chưa có văn bản hướng dẫn. Chính vì vậy, rất nhiều cơ sở thờ tự Phật giáo, Thiên chúa giáo ở tỉnh ta chưa được quản lý. Việc trùng tu tôn tạo đều mang tính tự phát. Việc quảng bá di tích thông qua đội ngũ hướng dẫn viên chưa được quan tâm. Ngoại trừ Ngã ba Đồng Lộc, Khu di tích Nguyễn Du, còn lại hầu hết chưa có hướng dẫn viên hiểu biết sâu sắc về lịch sử văn hóa để giới thiệu và quảng bá cho du khách.

Tất cả các hạn chế trên cần được tỉnh và các địa phương, ngành VH-TT&DL quan tâm một cách cụ thể để di sản vật thể Hà Tĩnh có thể mang lại những giá trị to lớn cho đời sống đương đại.

Ảnh: pv-ctv

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.