Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh góp ý vào dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)

(Baohatinh.vn) - Hôm nay (26/10), Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi). Phó trưởng đoàn ĐBQH Trần Tiến Dũng thay mặt đoàn Hà Tĩnh tham gia phát biểu ý kiến.

Đại biểu Trần Tiến Dũng cơ bản đồng tình với những nội dung đã giải trình, tiếp thu và chỉnh lý trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tham gia ý kiến vào một số nội dung như:

Thứ nhất, đề nghị tiếp tục nghiên cứu quy định đầy đủ quyền của viện kiểm sát với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng, thực hiện quyền lực nhà nước trong tố tụng dân sự.

Thứ hai, từ Điều 26 đến Điều 34 có quy định về những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án, cho thấy trong những điều luật này đã liệt kê việc tranh chấp những yêu cầu và những quyết định cá biệt mà tòa án thụ lý giải quyết.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh góp ý vào dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) ảnh 1

Phó trưởng đoàn ĐBQH Trần Tiến Dũng thay mặt đoàn Hà Tĩnh tham gia phát biểu ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)

Việc liệt kê như vậy là đúng, nhưng hoàn toàn chưa đủ. Vì trong thực tế đã có không ít những trường hợp người dân nộp đơn, yêu cầu tòa án xác định lại giới tính của mình, vì do những khuyết tật bẩm sinh. Hoặc xác định lại họ, xác định lại tên gọi, xác định lại các hình ảnh của chính mình. Đó là những yêu cầu rất chính đáng và cấp thiết của đương sự. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục xem xét để có thể quy định bổ sung hoàn thiện những thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với những loại vụ việc đó và những loại vụ việc khác mà trong khởi kiện xét xử, tòa án nhân dân các cấp đã từng thụ lý và giải quyết.

Thứ ba, ở phần thứ hai của Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định về thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án sơ thẩm. Phần này có 3 chương quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án quy định về thủ tục hòa giải, chuẩn bị xét xử và quy định về phiên tòa sở thẩm. Trong chương đó, cơ quan soạn thảo đã bổ sung nhiều quy định mới để cụ thể hóa yêu cầu đẩy mạnh tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Việc quy định như vậy là đúng, tuy nhiên, quy định đó vẫn chưa rõ.

Vì vậy cần nghiên cứu thêm một số nội dung như: Phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tố tụng xét hỏi và tố tụng tranh tụng. Trong tố tụng dân sự thì tranh tụng phải từ bắt đầu khi tòa thụ lý vụ án, cho đến khi mở phiên toà xét xử đó là đỉnh điểm của tranh tụng. Vấn đề này xác định như vậy có ý nghĩa rất lớn. Đề nghị phải có các quy định về trách nhiệm của tòa án các cấp phải cung cấp tài liệu chứng cứ có liên quan được nguyên đơn chuyển đến cho tòa án khi khởi kiện và tòa án phải gửi đến bị đơn, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án ngay khi được thụ lý vụ án để bắt đầu khởi đầu của tranh tụng, có như vậy mới phát huy được kết quả tranh tụng.

Phải có các quy định cụ thể và hợp lý về trình tự thủ tục để tạo sự liên hoàn thống nhất giữa trình bày tranh tụng xét hỏi và tranh tụng. Không tách phần tranh luận thành phần riêng sau khi đã thực hiện xong phần xét hỏi như trong dự thảo. Làm sao khi mở đầu các thủ tục của phiên tòa phải đưa vào tranh tụng, tranh luận và xét hỏi, không tách hai phần này thành hai phần riêng như trong dự thảo.

Đề nghị xem xét bỏ quy định "Tòa án có thể áp dụng hình phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác để khắc phục hậu quả…" tại Khoản 2, Điều 486; Khoản 2, Điều 489 và Khoản 2, Điều 491. Trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Xử lý vi phạm hành chính đã có quy định cụ thể về hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các biện pháp khác để khắc phục hậu quả. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà tòa có thể xử lý theo quy định của pháp luật hình sự, của pháp luật dân sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tại Điều 499 quy định về thẩm quyền, thời hạn giải quyết khiếu nại đối với kiểm sát viên, kiểm tra viên, phó viện trưởng và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, diễn đạt ở đoạn này không rõ, không phù hợp với các quy định của Luật Khiếu nại tố cáo…

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.