Làng nghèo mê hát Kiều

Ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có một ngôi làng trai tráng hễ lớn lên đều thuộc mấy câu kiều, ra đường họ thường vận một vài câu để thay cho cách nói chuyện thông thường, thành ra cả làng đâu đâu cũng rộn rã hát Kiều.

Chúng tôi về làng Xuân Liên (Nghi Xuân) trong buổi chiều nắng buông nhàn nhạt. Ngôi làng nằm ép mình dưới chân núi Hồng Lĩnh, hướng mặt ra biển đông. Biển ở đây mang vẻ đẹp của bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Người làng Xuân Liên kể về hát Kiều, về ông Phan Sáu bằng niềm kiêu hãnh, tự hào. Nếu hát Kiều là niềm đam mê cháy bỏng của ngư dân thì ông Phan Sáu là hiện thân của sự dẻo dai, bền bỉ trong niềm đam mê ấy.

Thanh âm ngọt ngào từ biển thẳm

Con đường cát trắng, ngoằn nghèo dẫn chúng tôi đến ngôi nhà cụ Phan Sáu, ngôi nhà cấp 4 nằm khuất dưới rặng phi lau, mấy chục năm nay trở thành nơi luyện tập, biểu diễn trò Kiều của bà con ngư dân. Từ ngoài ngõ chúng tôi đã nghe tiếng lẫy kiều, 20 năm nay sau khi bà nhà mất ông Sáu chọn hát kiều làm người bạn tâm tình với mình .

Đã từ lâu hát kiều trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Xuân Liên.

Đã từ lâu hát kiều trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Xuân Liên.

Năm nay ngoài 90 tuổi nhưng trông ông Sáu vẫn còn tinh mẫn, cường tráng lắm. Ông có một trí nhớ kỳ lạ, ông kể về hát kiều như chưa bao giờ trút được tâm sự với khách lại “Chèo Kiều hay còn được gọi là Trò kiều là một hình thức sinh hoạt văn hóa được xây dựng trên cơ sở truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du, bắt nguồn ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, du nhập vào Nghi Xuân từ đầu thế kỷ XX.

Theo ông Sáu thì chèo kiều khi du nhập vào vùng đất này trở nên phong phú và đặc sắc hơn vì nó được bổ sung và pha trộn nhiều nét nghệ thuật mới, nhiều trò diễn mới như: Hát tuồng, hát bội, trống quân, ca trù, thơ trung và các vai hề được nhấn mạnh hơn. Không giống như ca trù một lối sinh hoạt dân gian bác học, hát chèo kiền dân dã hơn, gần gũi với người lao động nên được đông đảo nhân dân yêu mến

Câu chuyện về hát kiều và niềm say mê nghệ thuật cổ của người làng Xuân Liên cứ thế dần hiện về trong hồi tưởng của ông Sáu

“Hồi tuổi 16 tui theo cụ Mai Ngận đi hát Kiều, vai đầu tiên được đóng là Vương Quan. Lên18 tuổi tui được đóng vai Kim Trọng. Cho đến nay đã đóng tất cả 16 vai. Nói đến Chèo Kiều thì xã Xuân Liên xưa nay hơn người được hai thứ: Nghệ thuật đánh trống và giọng ca. Người đánh trống hay nhất Nghi Xuân là Phan Trưởng.

Mỗi lần ông ấy cầm dùi trống khua lên là cả làng ai đang làm chi cũng gác lại đó mà chạy đến. Mỗi nhịp ngân lên làm người nghe tưởng như mình không phải là mình nữa.

Vào những năm đất nước có chiến tranh, dù bận rộ nhiều công việc của một cán bộ kháng chiến, nhưng ông vẫn ra sức tìm tòi, xây dựng và hoàn thiện kịch bản các vỡ diễn để hát kiều không bị mai một, thất truyền.

Năm nay ngoài 90 tuổi nhưng khi nói đến hát kiều thì ông còn mẫn tường lắm...

Năm nay ngoài 90 tuổi nhưng khi nói đến hát kiều thì ông còn mẫn tường lắm...

Trong nghiệp hát của mình có hai kỷ niệm mà ông Sáu không bao giờ quên. Đó là vào năm 1972, khi hát kiều đang đứng trước hoàn cảnh bị thất truyền bởi kịch bản bị xáo trộn, mất mát, nghe tiếng nghệ sỹ Thế Kỷ từ Hà Nội tìm vào tận Xuân Liên để cùng Ông Sáu và bà con nơi đây nghiên cứu, hoàn thiện kịch bản, nhờ đó hát kiều được hồi sinh. Nghệ sỹ Thế Kỷ đã thổi vào ông Sáu niềm say mê, miệt mài lao động nghệ thuật để tìm kiếm nét đẹp trong không gian văn hoá truyền thống

Có lần, khi đã ngoài 70 tuổi trong một đêm diễn, ông Sáu vào vai đầy tớ cho một người trạc tuổi cháu mình, người xem phát hiện, những tràng pháo tay cứ thế vang lên, “Cả làng ni chỉ ông Sáu mới mần được rứa”- người làng Xuân Liên dành cho ông tình cảm trìu mến.

Trước đây khi những quan niệm phong kiến còn bấu víu ở làng quê, tìm được một diễn viên nữ vào vai kiều là rất khó, vì người ta sợ những uẩn khúc, oái oan của nhân vật khiến người nhập vai liên lụy ngoài đời thường và chịu nhiều ngang trái. Nhưng đối với ông Sáu và những ngư dân ở đây niềm đam mê nghệ thuật đã giúp họ vượt qua định kiến của xã hội. Và rồi người làng Xuân Liên lấy gương ông sáu để động viên, khuyến khích con cháu “ nuôi dưỡng đam mê”

Đoạn Trường bể dâu

Xa xưa, người làng Xuân Liên luôn tự hào khi có một đội hát kiều nổi tiếng khắp làng trên xóm dưới, biểu diễn khắp nơi và đi đâu cũng được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng cũng như thân phận của Thuý Kiều, đội chèo kiều Xuân Liên trải qua những đoạn trường bể dâu cùng với sự đổi thay của nếp sinh hoạt hàng ngày và guồng quay của cuộc sống hiện đại.

Cụ Phan Sáu bùi ngùi nhớ lại “Ngày xưa chúng tôi đi hát kiều khắp nơi, vào cả trận địa pháo cao xạ diễn cho bộ đội xem, đợt trăng nào chúng tôi cũng vào đó diễn. Những năm chống Mỹ cứu nước, đội Chèo Kiều của Xuân Liên được tỉnh mời đi diễn nhiều nơi. Có lần đã diễn cho các đơn vị chiến đấu cạnh Ngã Ba Đồng Lộc. Lần diễn phục vụ Đại hội Thi đua Hai Tốt của tỉnh được tặng cờ xuất sắc nhất về phong trào “Tiếng hát át tiếng bom’’.

Từ sau những năm 1975, đội chèo kiều không còn duy trì hoạt động nữa và dần rơi vào lãng quên, mãi đến năm 2000, với nỗ lực của cụ Sáu và một số diễn viên khác như Cụ Hồ Kim Sơn, Mai Thị Dòng, Nguyễn Huýnh…đội chèo kiều Xuân liên được khôi phục trở lại với lớp diễn viên khá hùng hậu được các cụ truyền nghề bài bản, họ hầu hết là ngư dân đam mê nghệ thuật cổ

Cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn giành cho hát kiều niềm đam mê khó tả

Cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn giành cho hát kiều niềm đam mê khó tả

Men theo con đường nhỏ, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Huýnh, nới đội chèo kiều Xuân Liên đang tập hát, mấy hôm nay nước biển trong nên ngưu dân không ra khơi, ở nhà rủ nhau tập hát kiều. Trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ, mùa đông trông nó giống như một túp lều đứng hứng gió trước bão, mùa hè trong như cái lò ủ bánh mỳ, thế mà những ngư dân nơi đây vẫn miệt mài luyện tập như chưa hề trải qua sự oi bức của mùa hè.

Không thể ngờ được những người quen ăn sóng, nói gió, lại trở nên hiền hoà, mềm mại đến thế. Khi hoá thân vào các nhân vật, đắm mình trong làn điệu đậm chất dân gian họ thực sự trút bỏ hết những lo lắng của cuộc sống cơm áo hàng ngày để khoác lên mình chiếc áo mới với tâm thế hoàn toàn khác. Bứt mình khỏi vai diễn Từ Hải, ông Nguyễn Huýnh tâm sự “ Sau những chuyến đi biển dài ngày, có thời gian rỗi chúng tôi lại cùng nhau tập luyện các vở chèo để mỗi lúc ra khơi cái ngọt ngào của làn điệu nghệ thuật giúp chúng tôi quên đi cái mặn mòi, bão tố của biển cả bao la”.

Ở nơi đầu sống ngọn gió những ngư dân nơi đây tự tin, yêu mến cuộc sống hơn

Ở nơi đầu sống ngọn gió những ngư dân nơi đây tự tin, yêu mến cuộc sống hơn

Nghệ thuật ở phương diện nào đó đã trở thành liều thuốc tinh thần quý giá cho những ngư dân nơi đây, chúng tôi hiểu rằng cùng với sự cố gắng của những người như Cụ Sáu, ông Huýnh, O Dòng… hát kiều sẽ được nuôi dưỡng và lớn mạnh ở nới đầu sóng ngọn gió này.

Được biết hiện nay trên địa bàn Nghi Xuân có hai đội chèo kiều Xuân Liên và Tiên Điền nhưng cũng chỉ hoạt động cầm chừng, mang tính xã hội hoá chứ chưa có chính sách cụ thể nào để duy trì sự phát triển của môn nghệ thuật cổ này.

Mỗi năm đội hát kiều chỉ biểu diễn có vài lần vào dịp tết, ngày sinh của Nguyễn Du, nhưng không vì thế mà niềm đam mê hát kiều của người dân bị quên lãng, nó như ngọn lửa ầm ỉ cháy trong ý thức của mỗi người chờ điều kiện để bùng phát

Hy vọng rằng với nỗ lực của Cụ Sáu và những ngư dân đam mê hát kiều ở Xuân Liên, một ngày không xa môn nghệ thuật cổ này sẽ “bén rễ, đào sâu” trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân

Biển về đêm, những cánh buồm căng gió vẫn trôi tít tắp về phía chân trời, trong tiếng sáo diều tuổi thơ giọng hát của ông Sáu vẫn ngân lên như say đắm, như mê tỉnh níu kéo bước chân của người lữ khách:

“…ngoài biển khơi phất phới gió đông phong, làn thu thuỷ lung linh trên ngọn sóng, ngàn Hồng Lĩnh điệp trùng cao lồng lộng, nét xuân sơn sừng sững đón chào. Dãy Lam Hồng xanh thẳm đẹp biết bao, thuyền xuôi ngược ví đò đưa hát dặm…

...Chuyện sử tích Nghi Xuân còn nhiều lắm, nay phục hồi giá trị vẫn còn nguyên..”

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast