Kinh tế

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

>> Bài 1: “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

>> Bài 3: Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP ở Hà Tĩnh đã tạo ra “làn gió mới” trong phát triển kinh tế nông thôn. Dù vậy, một thực tế đang diễn ra là sản phẩm chế biến sâu chưa nhiều, không ít sản phẩm OCOP còn gặp khó trong sản xuất, tiêu thụ, thậm chí là “đứt gánh” giữa đường.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

2018 là năm đầu tiên Hà Tĩnh “khởi động” Chương trình OCOP với việc hỗ trợ xây dựng 6 sản phẩm điểm để rút kinh nghiệm, triển khai diện rộng. Đến nay, Hà Tĩnh đã có 249 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Đây là con số ấn tượng đối với một tỉnh có quy mô sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề còn nhỏ như Hà Tĩnh.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Năm 2021, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các địa phương tổ chức Gameshow OCOP là gì?

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Dực - Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh, bên cạnh những sản phẩm phát huy được thương hiệu, chất lượng, tham gia vào chuỗi chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng thì vẫn còn không ít sản phẩm mang thương hiệu OCOP đang loay hoay nơi “ao làng”. Sản phẩm chế biến sâu chưa nhiều, chưa phát huy, khai thác hết tiềm năng, lợi thế của từng địa phương... Sản phẩm có chất lượng để hướng tới xuất khẩu còn hạn chế; đặc biệt là đến nay, trên địa bàn vẫn chưa có sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao.

Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với nguồn hải sản phong phú, là cơ hội để các HTX, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến các sản phẩm chất lượng cao, tham gia Chương trình OCOP. Đến nay, toàn tỉnh đã có 38 cơ sở chế biến thủy hải sản tham gia Chương trình OCOP với 57 sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Tuy nhiên, ngoài 2 cơ sở có sản phẩm đạt chuẩn 4 sao là nước mắm Chiến Thắng (HTX Chế biến thủy hải sản Luận Nghiệp - TX Kỳ Anh) và nước mắm Phú Khương (HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Phú Khương - huyện Kỳ Anh) đã có mặt tại các siêu thị Winmart, Co.opmart… với sản lượng tiêu thụ khá lớn thì các mặt hàng còn lại chưa “bén chân” đến cửa siêu thị.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Sản phẩm nước mắm Thiên Phú chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đạt chuẩn OCOP 3 sao từ năm 2020 nhưng lượng tiêu thụ vẫn chưa như kỳ vọng.

“Sản phẩm nước mắm của chúng tôi chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đạt chuẩn OCOP 3 sao từ năm 2020. Tuy nhiên, do chưa có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nên chúng tôi cũng chưa tìm kiếm, tiếp cận đối tác để tiêu thụ số lượng lớn hơn”, chị Phan Thị Lý - thành viên Hội đồng quản trị HTX Thiên Phú (Nghi Xuân) cho hay.

Bên cạnh nhiều sản phẩm nước mắm chưa phát triển được quy mô sản xuất thì các sản phẩm hải sản như: mực 1 nắng, cá khô, ruốc… cũng đang ở quy mô nhỏ, doanh thu chỉ 500-700 triệu đồng/năm. Đặc biệt, các sản phẩm này cũng đang ở dạng chế biến thô, chưa đa dạng sản phẩm. Kể cả một sản phẩm mang tính đặc sản của Hà Tĩnh đã đạt chuẩn 4 sao ngay năm đầu tham gia Chương trình OCOP như nhung khô thái lát Chiến Sơn (Công ty CP Nông nghiệp Hương Sơn), suốt 3 năm qua vẫn đang dừng lại ở dạng thái lát, bột và rượu nhung hươu nên chưa phát huy hết giá trị kinh tế.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Mong muốn của người chăn nuôi và kinh doanh các sản phẩm từ hươu trên địa bàn Hương Sơn là chế biến sâu hơn nữa. Đó là làm ra các viên thực phẩm chức năng hay các sản phẩm cao cấp khác.

Ông Trần Đình Chiến - Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Hương Sơn cho biết, mong muốn của người chăn nuôi và kinh doanh các sản phẩm từ hươu trên địa bàn Hương Sơn là chế biến sâu hơn nữa. Đó là làm ra các viên thực phẩm chức năng hay các sản phẩm cao cấp khác. Tuy nhiên, đa phần đều “lực bất tòng tâm” vì phải có đối tác mạnh với công nghệ sản xuất hiện đại, am hiểu, chuyên sâu lĩnh vực thực phẩm chức năng mới có thể triển khai được.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Sản phẩm tinh dầu sả chanh của Công ty TNHH Tâm Mộc Hương (xã Cẩm Quan) đã tham gia chế biến sâu.

Tại Cẩm Xuyên, đến cuối năm 2021, huyện có 22 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao. Thế nhưng, theo ông Lê Văn Danh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện, nhìn nhận một cách khách quan thì trong số 22 sản phẩm này chưa có sản phẩm nào thực sự nổi bật, mang tính khác biệt. Ngoài sản phẩm tinh dầu sả chanh của Công ty TNHH Tâm Mộc Hương (xã Cẩm Quan) có tham gia chế biến sâu thì các sản phẩm còn lại vẫn đang ở mức truyền thống. Bên cạnh đó, quy mô, doanh số của các cơ sở mới chỉ đạt mức bình quân 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Nhiều sản phẩm trái cây như bưởi, cam, dưa lưới cũng đã được công nhận đạt chất lượng OCOP 3 sao, 4 sao nhưng chưa được chế biến sâu.

Cũng cần kể đến không ít sản phẩm trái cây như: bưởi, cam, dưa lưới tuy đã được công nhận đạt chất lượng OCOP 3 sao, 4 sao, song, do còn mang tính thời vụ nên giá trị gia tăng không cao hơn nhiều so với trước khi đạt chuẩn OCOP. Nguyên nhân chính là do vùng nguyên liệu chưa đủ lớn để xây dựng các nhà máy chế biến, hay kho bảo quản lâu dài.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Ông Nguyễn Hữu Dực - Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh cho biết, để quản lý, nâng cao chất lượng, Hà Tĩnh đã ban hành quy chế quản lý sản phẩm OCOP, yêu cầu các cơ sở phải xây dựng quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và niêm yết tại nơi sản xuất để người dân, cộng đồng biết và giám sát. Hằng năm, cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, lấy mẫu độc lập, xử lý nghiêm những cơ sở không chấp hành các quy định của chương trình.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Cơ sở chế biến nước mắm Ánh Hồng (xã Hộ Độ) – 1 trong 5 sản phẩm bị thu hồi hiện đã ngừng sản xuất, khu vực chế biến luôn cửa đóng then cài.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Chủ thể sản xuất ruốc kem Lương Tuyết (Lộc Hà) xin không tiếp tục tham gia chương trình OCOP vì cho rằng, chưa thích ứng được quy trình quản lý, điều hành của chương trình.

Trong công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm, bên cạnh các tiêu chí của Trung ương, Hà Tĩnh bổ sung một số quy định chặt hơn như: sản phẩm nếu không đạt từ 50% điểm số chất lượng sẽ bị loại và không đánh giá các nội dung còn lại; quy định sản lượng trong năm đánh giá đạt 500 triệu đồng trở lên; doanh thu sau 3 năm đạt 1 tỷ đồng trở lên...

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh” (OCOP) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình OCOP đợt 1 năm 2021.

Năm 2021, ngành chuyên môn đã kiểm tra và tham mưu UBND tỉnh thu hồi chứng nhận OCOP đối với 5 sản phẩm không đảm bảo theo quy chế quản lý sản phẩm OCOP. Các sản phẩm bị thu hồi gồm: nước mắm Ánh Hồng, ruốc kem Lương Tuyết (Lộc Hà); gạo Cẩm Thành (Cẩm Xuyên); xúc xích Hoàng Phát (huyện Kỳ Anh); cam Nhật Quang (Can Lộc).

Ông Phan Bá Ninh - Phó Chánh Văn phòng NTM huyện Lộc Hà cho biết: “Nước mắm Ánh Hồng bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP vì cơ sở đã dừng hoạt động, chủ thể hầu như không có mặt tại địa phương. Họ gần như không sử dụng tem nhãn OCOP để có thể đánh giá chính xác tình hình sản xuất, quy trình chế biến, mức doanh thu... Đặc biệt, ở đây đã từng xảy ra tình trạng không đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bị các cơ quan chức năng xử phạt nhưng không chấp hành, không khắc phục”.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan kiểm tra một số cơ sở đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP, đợt 1, năm 2021.

Một sản phẩm khác trên lĩnh vực nông nghiệp cũng bị thu hồi chứng nhận OCOP là gạo Cẩm Thành của HTX Tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ thương mại Cẩm Thành. Giám đốc HTX Nguyễn Thị Nhâm chia sẻ: “HTX đã không chủ động được vùng nguyên liệu, không chi phối được thành viên tham gia liên kết làm các loại giống đã đăng ký cho sản phẩm. Mặt khác, mấy năm vừa qua, vùng nguyên liệu của chúng tôi liên tiếp mất mùa, sản phẩm không đủ doanh số bán hàng, phải nhập nguyên liệu không đúng chủng loại, không đảm bảo an toàn, chất lượng, chưa tuân thủ quy trình sản xuất…”.

Ông Trần Hữu Hạnh - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, việc các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, lấy mẫu định kỳ, xử lý các cơ sở có sản phẩm vi phạm là rất kịp thời và có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng, thương hiệu OCOP. Thời gian tới, hội cũng sẽ độc lập kiểm tra, lấy mẫu các sản phẩm OCOP nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân.

Chương trình OCOP - “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn (bài 2): Không ít sản phẩm OCOP loay hoay nơi “ao làng”

Các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh tổ chức kiểm tra, soát xét các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm tham gia phân hạng đợt 2/2021.

Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Nguyễn Hữu Dực khẳng định: “Công tác quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm sẽ tiếp tục được tăng cường hơn, kiên quyết xử lý những sản phẩm vi phạm. Chúng ta không chạy theo phong trào mà phải đi vào thực chất, theo quy luật cung cầu, gắn với phát huy lợi thế, tiềm năng, văn hóa của từng địa phương. Cùng đó là tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn để hướng tới xuất khẩu các sản phẩm OCOP. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở đã đạt chuẩn mở rộng SXKD; đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tiếp cận thị trường xa hơn; quan tâm xây dựng các thương hiệu quy mô lớn”.

>> Bài 1: “Làn gió mới” trong phát triển nông nghiệp

>> Bài 3: Để chương trình OCOP là trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn

Trình bày: Thanh Hà

(Còn nữa)

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Showroom VinFast Hà Tĩnh 2 không chỉ là nơi trưng bày và kinh doanh sản phẩm mà còn là cầu nối giữa VinFast với khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.