Trước thực trạng thừa thầy thiếu thợ dẫn đến nhiều sinh viên sau đại học ra trường không tìm kiếm được việc làm phù hợp, thời gian qua, các trường THPT ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh.
Để thực hiện chỉ tiêu không quá 72% học sinh lớp 9 năm học 2020-2021 vào lớp 10 THPT, các trường học ở Hà Tĩnh đang đẩy mạnh công tác phân luồng sau THCS.
Để các trung tâm trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) ở Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong lộ trình phân luồng, thúc đẩy học nghề sau THCS, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành.
Sau khi có kết quả trúng tuyển lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021, sẽ có hơn 5.000 học sinh không vào trường THPT công lập, định hướng học nghề. Nhiều trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ở Hà Tĩnh đang “vừa chạy, vừa sắp hàng”.
Sau nhiều năm khắc khoải với tình trạng thiếu học sinh, năm học 2019 - 2020 này, khối bổ túc THPT trên địa bàn Hà Tĩnh nhận tin vui khi có hơn 2.600 học sinh đăng ký vào lớp 10, tăng gần gấp đôi so với những năm học trước.
Theo định hướng phân luồng giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025, tỷ lệ tuyển sinh lớp 10 THPT của các trường công lập ở Hà Tĩnh tối đa không quá 75% số học sinh lớp 9. Tuy nhiên việc thực hiện theo đúng lộ trình đề ra vẫn đang là điều bất khả kháng ở hầu hết các trường THCS trên địa bàn.
Đó là nội dung mới theo Nghị định số 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/8/2016. Để làm rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Văn Hòa - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh.