Thủ tướng giải thích khái niệm Chính phủ kiến tạo

Chủ tịch VCCI cho rằng hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về quan điểm Chính phủ kiến tạo nên muốn được giải thích rõ về mô hình này.

Tại phiên chất vấn Thủ tướng chiều 18/11, ông Vũ Tiến Lộc (Đại biểu tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) hỏi về quan điểm Chính phủ kiến tạo cũng như sự khác biệt giữa mô hình này với mô hình truyền thống hiện nay. Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng hiện có nhiều cách hiểu khác nhau, đặc biệt ở các cấp chính quyền về khái niệm Chính phủ kiến tạo.

00:00 / 00:00

Trả lời đại biểu Vũ Tiến Lộc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ kiến tạo tức là chủ động thiết kế chính sách pháp luật để đất nước phát triển. Theo ông, đây là điểm khác biệt cơ bản với mô hình Chính phủ truyền thống (Chính phủ quản lý điều hành).

"Kiến tạo thì chủ động thiết kế chính sách pháp luật còn mô hình Chính phủ quản lý điều hành thì có pháp luật rồi và chỉ điều hành trên khung khổ pháp luật đó. Mô hình kiến tạo sẽ đòi hỏi Chính phủ phải mày mò tìm hiểu nhiều hơn", ông giải thích.

Theo Thủ tướng, thể chế pháp luật là điểm nghẽn lớn cho phát triển. Chính phủ kiến tạo không phải là Nhà nước làm thay thị trường. "Có gì làm tốt để xã hội làm. Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi, để môi trường kinh doanh không phải chỉ là dẫn đầu ASEAN mà vươn lên trong khối OECD", ông nói.

thu tuong giai thich khai niem chinh phu kien tao

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Chính phủ trong mô hình kiến tạo phải chủ động hơn trong thiết kế chính sách pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp. Ảnh: Bloomberg.

Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương hỏi về độc lập tự chủ kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho đây là câu hỏi hay, cần thiết. Theo ông,trong thời kỳ hội nhập thì độc lập tự chủ kinh tế cần thiết trong nhận thức để không phụ thuộc vào quốc gia khác.

Một nền kinh tế độc lập tự chủ, theo lãnh đạo Chính phủ, là nền kinh tế đó phải có năng lực cạnh tranh cao, về công nghệ không thể quá lạc hậu. Nền kinh tế đó phải giải quyết được các cân đối lớn, thanh toán quốc tế, thu chi ngân sách giữa xuất - nhập khẩu.

"Độc lập tự chủ phải tổn thương ít nhất, thích ứng nhanh nhất trước biến động quốc tế. Vì thế chúng ta quá phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác, một mặt hàng dễ bị tấn công. Đa dạng hoá mặt hàng, thị trường là cần thiết", Thủ tướng nói.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng dẫn nhiều số liệu cho thấy độc lập tự chủ kinh tế ngày càng tăng lên. Cụ thể, đã có 200 thị trường quốc gia, vùng lãnh thổ quan hệ thương mại với Viêt Nam, 25 mặt hàng xuất khẩu hơn một tỷ USD, hay hiện nay đã có 70 thị trường có quan hệ thương mại trên 100 triệu USD với Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam đã thu hút 40.000 dự án FDI với 230 tỷ USD đăng ký đầu tư của nhiều quốc gia ở quy mô khác nhau.

Theo VNE

Chủ đề ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Trong số hơn 400 nhà báo nước ta hy sinh trong chiến tranh, liệt sỹ Trần Kim Xuyến (SN 1921, quê xã Sơn Mỹ cũ, nay là xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn, Hà Tĩnh) là trường hợp hy hữu, mang tính chất đặc biệt. Ông hy sinh khi còn rất trẻ (26 tuổi), lại đang là ĐBQH khóa I và giữ nhiều cương vị quan trọng khác.
Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Làm thế nào để phát huy trí tuệ toàn dân trong góp ý sửa đổi Hiến pháp ở Hà Tĩnh? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của 2 khách mời.
Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Sáng 22/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Báo Hà Tĩnh để nghe báo cáo tình hình, kết quả nhiệm vụ thời gian qua và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc có Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng; lãnh đạo Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng ghi nhận Báo Hà Tĩnh luôn bám sát các chủ trương của Trung ương, của tỉnh, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng dự.
Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh họp bàn kế hoạch thời gian tới

Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh họp bàn kế hoạch thời gian tới

Sáng 21/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng Tiểu ban, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh XX họp bàn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thời gian tới. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các ban, sở, ngành liên quan.