Tới thời điểm bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản trong thời hạn hơn 4 tháng, doanh nghiệp khai thác mỏ đá Khe Rò (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang nợ gần 28 tỷ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Khóa sổ tài chính năm 2023, Hà Tĩnh thu ngân sách nội địa đạt 9.182 tỷ đồng và là năm có số thu về thuế, phí (trừ tiền sử dụng đất) cao nhất từ trước đến nay.
Trong 28,2 tỷ đồng mà các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính về hoạt động khoáng sản ở Hà Tĩnh thì có tới 24 tỷ là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Dù chịu tác động lớn của dịch bệnh COVID-19, nhưng tính đến ngày 30/11/2021, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vẫn đạt hơn 610 tỷ đồng, bằng 157% dự toán tỉnh giao, tăng 141,9% so với cùng kỳ.
Trước thực trạng một số đơn vị không chấp hành nghiêm túc việc khai thác khoáng sản theo thiết kế được phê duyệt, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã mạnh tay xử lý theo quy định pháp luật.
Các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hầu như không còn hoạt động, nhưng hiện nay, Chi cục thuế huyện Kỳ Anh phải quản lý, thu hồi khoản nợ hơn 50 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác. Đây là một “bài toán” cực kỳ nan giải cho ngành thuế và chính quyền địa phương.
Không thể phủ nhận, mặt hàng gạch ốp lát, vật tư ngành điện có xuất xứ từ Trung Quốc nhái các thương hiệu lớn đang chiếm lĩnh thị trường Việt. Vật tư, vật liệu xây dựng (gọi tắt là VLXD) kém chất lượng tràn vào thị trường bằng con đường chính ngạch có, không chính ngạch cũng không ít. “Hàng rào” pháp lý đối với các mặt hàng “không tem” này tuy có nhưng thực hiện được không phải là chuyện giản đơn...