Hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã hiện thực hóa hiệu quả quan điểm, tinh thần cải cách mạnh mẽ, ưu việt trong phương thức chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ để đạt mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.
Đến nay, các Bộ đã trình Chính phủ cắt giảm, đơn giản hóa 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 3.004/6.191 điều kiện kinh doanh, kết quả này tăng rất mạnh so với thời điểm cuối tháng 9. Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành thêm 30 nghị định về cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh.
Theo Tổ công tác của Thủ tướng, việc cắt giảm thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành chưa được các Bộ quyết liệt triển khai thực hiện. Do đó, chưa đạt được kết quả theo yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tổ công tác của Thủ tướng sẽ tiến hành kiểm tra 16 bộ, cơ quan trong việc thực hiện các chỉ đạo, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và cắt giảm điều kiện kinh doanh.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định sẽ nghiêm túc triển khai quyết định của Thủ tướng, theo đó ngay trong năm 2018, toàn bộ các trạm thu phí trên Quốc lộ 1 sẽ thu phí tự động không dừng; đồng thời “đã tới lúc ngành GTVT cần xem chất lượng các công trình giao thông là yêu cầu hàng đầu chứ không chạy theo số lượng”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chuyển lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh, khen ngợi Bộ TT&TT, đồng thời yêu cầu Bộ tiếp tục hết sức quan tâm hàng loạt vấn đề, trong đó có việc quản lý tốt hơn các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ và bãi bỏ các quy định bất hợp lý gây khó khăn cho DN.
Tổ công tác của Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế hủy bỏ ngay công văn 1216 có nội dung trái ý kiến kết luận của Thủ tướng, chống lợi ích nhóm, chống co kéo lợi ích cục bộ; đồng thời hoan nghênh việc Bộ Y tế cam kết sẽ giảm 90% số hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
Với tinh thần công tâm, khách quan, không ngại va chạm, công khai và minh bạch, hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng đã có tác động mạnh mẽ, góp phần giúp chuyển biến tích cực tình hình triển khai các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng giao.
Để sản xuất mặt hàng chocolate cần 13 giấy phép, một mặt hàng nguyên liệu sản xuất bánh kẹo phải theo 4 văn bản của cùng một bộ…, “rừng” thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang khiến cộng đồng doanh nghiệp phải chi tới 14.300 tỷ đồng mỗi năm.
Ba tuần sau khi tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thành lập Tổ công tác với mục tiêu chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, mọi nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao đều phải được thực hiện “đến nơi đến chốn” và bảo đảm chất lượng.
Tổ công tác của Thủ tướng kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về thể chế đang gây khó khăn cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của Chính phủ.
Thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu NHNN giải trình, đưa giải pháp về 6 vấn đề như: Không nên để tín dụng “chảy” vào một số đại gia lớn; có giải pháp huy động nguồn lực USD trong dân…
Ngày 21/4 tại Trụ sở Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã họp để đôn đốc các bộ, ngành, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ xử lý những tồn tại, yếu kém của 12 dự án thuộc ngành công thương theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ.
Với tinh thần công tâm, khách quan, không ngại va chạm, công khai và minh bạch, hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng đã có tác động mạnh mẽ, giúp giảm mạnh tỷ lệ nhiệm vụ quá hạn từ 25% vào cuối năm 2015 xuống còn gần 3% cuối năm 2016.
Không đồng tình với giải trình của Tổng cục Thủy sản, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chỉ rõ đơn vị này chiếm nhiều nhất trong số 14 nhiệm vụ tồn đọng của Bộ NN&PTNT.
Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng cho biết lần đầu tiên Chính phủ không còn nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, hiện chỉ còn 7 văn bản phải ban hành trước 15/10.
Ngày 22/9, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho bộ, cơ quan, địa phương việc cập nhật nhiệm vụ lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi tại Văn phòng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương triển khai ngay việc rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.