Dự tọa đàm có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thiều Đình Duy, Trưởng Ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Văn Thạch Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Quốc Vinh và đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.
Hoàng hậu Bạch Ngọc tên thật là Trần Thị Ngọc Hào quê ở Tri Bản, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Thời con gái, bà là người nổi tiếng nết na xinh đẹp, có tài đối đáp. Trong một lần du sơn bà gặp Vua Trần Duệ Tông được nhà vua cảm mến và đưa cô gái tài sắc vẹn toàn này về cung, phong cho làm Hoàng Hậu, đặt hiệu là Bạch Ngọc.
Cuối thế kỷ XIV, triều đại nhà Trần gặp giai đoạn khó khăn, Hoàng Hậu Bạch Ngọc cùng con gái là công chúa Huy Chân (tức Trần Thị Ngọc Hiền), cháu ngoại và gia nhân rời khỏi kinh thành Thăng Long về quê hương. Sau 50 ngày đêm thì đến Đức Thọ và bà quyết định dừng chân ở chân núi Trà, núi Cốc. Hoàng Hậu Bạch Ngọc cùng đoàn tùy tùng đã chiêu dân lập ấp khai khấn đất hoang, xây dựng trang trại trên cả một vùng đất rộng lớn với 45 thôn xã trang ấp được thiết lập trên địa bàn 6 tổng của 4 huyện là Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Hương Khê.
Năm 1425, vùa Lê Lợi kéo quân vào xứ Nghệ lấy vùng Hương Sơn lập căn cứ kháng chiến và xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh. Tướng Bùi Bị gặp và đưa Hoàng Hậu Bạch Ngọc và Công chúa Huy Chân về yết kiến nhà vua. Cảm phục trước tinh thần chí khí của bà Bạch Ngọc. Lê Lợi và các tướng lĩnh nghĩa quân đã lấy trang trại của bà làm hậu cứ và lập công chúa Huy Chân làm cung phi. Trang trại của Hoàng Hậu Bạch Ngọc đã thành nơi tích lũy cung cấp quân lương và trở thành hậu cứ vững chắc cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của vua Lê Lợi đến ngày toàn thắng.
Hoàng Hậu Trần Thị Ngọc Hào mất ngày 22/6 niên hiệu Hồng Đức, các đời vua Lê thấy công đức lớn lao của bà đã cho tạc tượng bằng đồng thờ tại chùa Am (nay thuộc xã Đức Hòa huyện Đức Thọ)
Tham gia tọa đàm có 13 tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử chủ yếu tập trung vào những đóng góp to lớn của Hoàng Hậu Bạch Ngọc trong khởi nghĩa Lam Sơn, trong đó đáng chú ý có một số tham luận như: “Hoàng hậu Bạch Ngọc và công lao khẩn hoang cứu nước” của GS Phan Huy Lê, “Điền trang của Hoàng hậu Trần Thị Ngọc Hào trong khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược” của PGS, TS Nguyễn Thị Phương Chi, “Những chứng tích của Hoàng hậu Bạch Ngọc ở vùng La Giang – Đức Thọ” của nhà điah phương học Thái Kim Đỉnh, “Thư tịch chứ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp và chữ Việt ghi chép về Hoàng hậu Bạch Ngọc”, “hoàng hậu Bạch Ngọc – vợ vua TRần Thế Tông và là nhạc mẫu của Lê Thái Tổ - lê Lợi” của TS Trần Hậu Tâm….
Kết luận buổi tọa đàm, GS Phan Huy Lê đã khẳng định tuy những cứ liệu lịch sử về nhân vật Hoàng Hậu Bạch Ngọc từ trước đến nay chỉ bằng con đường truyền miệng trong dân gian nhưng nhân vật này là có thật và những kiến thức mà các nhà sử học đã dày công nghiên cứu và công bố tại buổi tọa đàm này là cứ liệu lịch sử tin cậy để tục nghiên cứu các di tích về Hoàng hậu Bạch Ngọc nhằm tôn vinh công lao của bà đối với dân tộc, với quê hương Hà Tĩnh.