Chính trị

Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào?

LTS: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được ấn định là Chủ nhật ngày 23 tháng 5 năm 2021. Để phục vụ các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội dung của pháp luật về bầu cử, Báo Hà Tĩnh mở chuyên mục “Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.

Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào?
Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào? Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào? Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào?

Trách nhiệm của các đơn vị liên quan đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

Câu 42: Trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thực hiện việc dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.

Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào?

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội chủ trì cuộc họp cho ý kiến về “Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”. Nguồn ảnh: Nhandan.com.vn

Câu 43: Trách nhiệm của Chính phủ đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm kinh phí, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức bầu cử, bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, an ninh, an toàn và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cuộc bầu cử.

Câu 44: Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình. Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào?

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh tư liệu

Câu 45: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp, thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương.

Riêng Ủy ban nhân dân cấp xã còn có thêm một số trách nhiệm khác như xác định khu vực bỏ phiếu và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn; đối với các đơn vị hành chính cấp huyện không chia thành đơn vị hành chính cấp xã thì việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định (khoản 4 Điều 11 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân). Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách cử tri theo khu vực bỏ phiếu; đối với những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tổ chức triển khai công tác bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho cuộc bầu cử.

Câu 46: Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như thế nào?

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp, tham gia cùng Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương.

Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào? Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào? Trách nhiệm các đơn vị liên quan với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quy định thế nào?
NGUỒN: ỦY BAN BẦU CỬ QUỐC GIA

Chủ đề BẦU CỬ ĐBQH VÀ HĐND CÁC CẤP

Chủ đề Hỏi đáp bầu cử

Đọc thêm

Tầm vóc của cán bộ cấp xã mới

Tầm vóc của cán bộ cấp xã mới

Khi chính quyền địa phương 2 cấp được thực thi trên cả nước và Hà Tĩnh, chính quyền cấp xã sẽ có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới, đòi hỏi tầm vóc của cán bộ, công chức phải khác trước rất nhiều.
Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Thắm nghĩa, đậm tình 2 mái Trường Sơn

Thắm nghĩa, đậm tình 2 mái Trường Sơn

Lực lượng chức năng và cư dân biên giới Hà Tĩnh với các địa phương nước bạn Lào luôn ấm nghĩa, nặng tình, đoàn kết và tin yêu lẫn nhau để xây dựng tuyến biên giới chung giàu đẹp.
Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát - hiện thực hóa tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát - hiện thực hóa tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là mốc thời gian Hà Tĩnh hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách. Kết quả này là món quà ý nghĩa dâng lên Bác và cũng là một trong những cách mà Hà Tĩnh góp phần hiện thực hóa tâm nguyện của Người: “Dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu - Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định việc sửa đổi luật lần này nhằm kịp thời thể chế hoá chủ trương của Đảng về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy tòa án; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.