Nằm sát biên giới Việt – Lào, những công nhân ở Nông trường Cao su Sơn Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) hơn 10 năm qua sống trong cảnh không điện lưới, không sóng điện thoại, không nước sạch. Nhưng, bằng ý chí và nỗ lực, họ vẫn cố bám trụ để đưa cây cao su vươn mình trên mảnh đất khô cằn này...
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và chỉ đạo của Tập đoàn Cao su Việt Nam, Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê đang xây dựng chủ trương trồng 840 ha keo nguyên liệu để khai thác hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm cho người lao động trong điều kiện cây “vàng trắng” đang gặp khó…
Sau 10 năm “bén duyên” trên vùng đất các huyện miền núi (Hà Tĩnh), mới đây, một phần diện tích cây cao su thuộc Công ty Cao su Hương Khê đã được đưa vào khai thác. Mặc dù sản lượng mủ chưa cao, nhưng những dòng “vàng trắng” đầu tiên này hứa hẹn nhiều niềm vui cho hàng nghìn lao động, hộ nhận khoán.
Những tháng đầu năm 2017, giá mủ cao su thiên nhiên đang nhích dần lên sau nhiều năm trầm lắng. Đây là thời điểm cần nhìn lại một cách thấu đáo cây “kinh tế mũi nhọn” này để xác định hướng đi, đảm bảo sự phát triển bền vững trên vùng đất thiên tai khắc nghiệt Hà Tĩnh và phù hợp với quy luật cung - cầu.