10 năm “bén duyên”, Cao su Hương Khê bắt đầu đón “vàng trắng”

(Baohatinh.vn) - Sau 10 năm “bén duyên” trên vùng đất các huyện miền núi (Hà Tĩnh), mới đây, một phần diện tích cây cao su thuộc Công ty Cao su Hương Khê đã được đưa vào khai thác. Mặc dù sản lượng mủ chưa cao, nhưng những dòng “vàng trắng” đầu tiên này hứa hẹn nhiều niềm vui cho hàng nghìn lao động, hộ nhận khoán.

10 nam ben duyen cao su huong khe bat dau don vang trang

Những vườn cao su đầu tiên được đưa vào khai thác

Tổng Giám đốc Công ty Cao su Hương Khê Trần Thanh Hà chia sẻ: “Trải qua 10 năm đào đất lật cỏ, chăm bón, với biết bao mồ hôi, nước mắt của CBCNV mới có được những vườn cao su như hôm nay. Qua theo dõi sau 5 tháng kể từ ngày mở cạo, chúng tôi rất mừng vì năng suất, chất lượng mủ đạt yêu cầu đặt ra. Tuy mới cạo năm đầu nhưng năng suất trung bình đạt 5 tạ/ha. Có thể nói đây là con số khá lý tưởng so với mặt bằng chung trong khu vực”.

Đến Nông trường Cao su Hương Long, trước mắt chúng tôi là bạt ngàn những đồi cao su thẳng tắp. Giám đốc Mai Văn Nguyên phấn khởi: “Nơi chúng ta đứng đây là một trong những vườn cây trồng đầu tiên vào năm 2007. Tất cả 836 ha đều phát triển rất tốt, đạt yêu cầu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đề ra. Năm nay, chúng tôi đưa vào khai thác 234 ha tại các đội cao su Hương Thủy, Ninh Cường và Phúc Đồng. Hiện tại, Nông trường giải quyết việc làm ổn định cho 56 công nhân khai thác, thu nhập tương đối ổn định. Năm sau, chúng tôi sẽ đưa vào khai thác thêm 200 ha, giải quyết việc làm ít nhất cho 50 lao động nữa. Điều đáng mừng là năng suất, chất lượng mủ được đánh giá cao”.

Ghé thăm Nông trường Cao su Phương Điền, Giám đốc Trần Dương cũng không giấu nổi niềm vui khi toàn bộ 33,38/1.169,7 ha cao su đưa vào cạo mủ năm đầu đều cho năng suất khá. “Riêng năng suất, cao su của nông trường hiện nằm trong tốp đầu. Mặc dù vài tháng đầu mới mở cạo, năng suất mủ rất thấp, nhưng từ tháng thứ 3 lại tăng lên rất khá. Chỉ hơn 33 ha mà đến thời điểm này, chúng tôi đã thu được trên 8 tấn mủ quy khô. Dự kiến, sang năm, nông trường sẽ mở cạo thêm 200 ha, giải quyết việc làm cho trên 80 lao động”, ông Dương phấn khởi.

10 nam ben duyen cao su huong khe bat dau don vang trang

Theo lãnh đạo Công ty, sản lượng cao su thời gian đầu tương đối khá so với mặt bằng chung

Chị Đặng Thị Thủy - công nhân Nông trường Phương Điền cho biết, gắn bó với cây cao su từ ngày đầu, có những thời điểm công ty rất khó khăn, lương thấp do giảm định mức đầu tư nhưng chị vẫn quyết tâm bám trụ. Năm nay, chị được nhận khai thác trên diện tích 4 ha, lương đạt hơn 3 triệu đồng/tháng. Theo chị Thủy, từ trước đến nay, ở thời kỳ chăm sóc, làm việc theo thời vụ, nay bắt đầu vào khai thác, công nhân có việc làm ổn định, thu nhập sẽ ngày càng tăng, nhất là từ năm thứ 3 trở đi.

Được biết, Công ty Cao su Hương Khê hiện có 4.700 ha cao su nằm trên địa bàn Hương Khê, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang. Năm nay, Công ty đưa vào khai thác 336 ha, giải quyết việc làm cho trên 100 lao động; sản lượng mủ hiện đạt gần 40 tấn trên kế hoạch 70 tấn mủ (quy khô) cả năm. Dự kiến, sang năm, sẽ đưa vào khai thác thêm khoảng 500 ha, tạo thêm hàng trăm việc làm ổn định cho công nhân. Điều đáng mừng là năng suất, chất lượng mủ đều được tập đoàn đánh giá đạt yêu cầu.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.